chi tiết xấu xí, khiến cho tôi chán ngấy khi buộc phải nghe nó dù ít dù
nhiều.”
Tuy vậy, rốt cuộc điều phân biệt giữa bohemian với thị dân
trưởng giả không phải là việc lựa chọn chủ đề bàn luận hay món tráng
miệng, mà là lời đáp cho câu hỏi: Ai xứng đáng được địa vị cao và tại
sao? Ngay từ đầu, những người bohemian thực thụ, dù sở hữu một biệt
thự hay ngồi xổm trên gác xép, đều coi họ như những kẻ phá hoại nền
tinh anh trị về kinh tế mà đầu thế kỷ 19 đã khai sinh.
2.
Ở trung tâm mối xung đột này, một mặt là sự đánh giá tương phản về
giá trị của thành tựu trần tục và mặt kia là tính mẫn cảm. Trong khi
giới thị dân gán địa vị theo tiêu chuẩn thành công về thương mại và
danh vọng, với người bohemian thứ quan trọng hơn tất thảy, và chắc
chắn quan trọng hơn khả năng chi trả cho một căn nhà trang nhã hay
quần áo hợp mốt, là sự cởi mở với thế giới rộng lớn và sự cống hiến,
dù với mục đích cuối cùng là sáng tạo hay thưởng thức, cái kho chất
chứa cảm xúc chính yếu là nghệ thuật. Các tuẫn sĩ trong hệ thống giá
trị bohemian là những người hy sinh sự bảo an của một công ăn việc
làm thông thường và sự tôn trọng của xã hội để đổi lấy cơ hội được
viết, vẽ hay sáng tác nhạc, để dấn thân vào cuộc du hành hay dành thời
gian với bạn bè và gia đình. Vì sự cam kết ấy, họ có thể thiếu đi quần
áo đẹp, có lẽ cả tác phong lịch lãm bề ngoài, nhưng họ vẫn xứng đáng,
bản thân những người bohemian đã xác quyết, có danh dự cao nhất
nhờ lương thức đạo đức và khả năng tiếp thu cũng như biểu đạt.
Nhiều người bohemian sẵn sàng chịu đau đớn hay thậm chí chịu
đói vì những niềm tin không thiết thực của họ. Các bức chân dung thế
kỷ 19 thường vẽ họ nằm thõng trên ghế trong những căn phòng gác
mái dơ bẩn ở khu chung cư, sắc mặt họ hốc hác và mệt mỏi. Có một
điều gì xa xăm ánh lên trong đôi mắt họ, một chiếc hộp sọ đặt trên kệ
sách của họ, và vẻ mặt họ mang một kiểu sắc khí có thể gây hoảng sợ