thưởng bằng tiền tài nhưng không phải bằng những xúc cảm êm ái.
Dần dần trái tim của những quý ông này sẽ hóa đá. Những người trả
lương cho 2.000 công nhân vào cuối mỗi tuần không phí thời gian của
họ vào đọc sách này; tâm trí họ luôn dồn hết vào những thứ hữu ích và
tích cực hơn.” Stendhal cảm thấy quyển sách của ông nên được
thưởng thức bởi các độc giả hiếm hoi có hứng thú với sự biếng nhác,
thích mơ mộng, hoan nghênh những cảm xúc nảy sinh từ cuộc trình
diễn một bản opera của Mozart và có thể chìm vào hàng giờ mơ màng
buồn vui lẫn lộn sau khi chỉ thoáng gặp một khuôn mặt xinh đẹp trên
đường phố đông người.
Ý tưởng cho rằng tiền bạc và những công việc thường ngày có
thể làm mục ruỗng tâm hồn - hay hủy diệt khả năng, theo lời Stendhal,
tri nhận “những cảm xúc êm dịu” - đã vang vọng suốt lịch sử của
người bohemian. Chẳng hạn, gần một thế kỷ rưỡi sau lời ta thán của
Stendhal, còn có thể nghe thấy là tiếng ai oán rành mạch không kém
của Charles Bukowski trong bài thơ “Đôi điều gửi cho tất thảy, những
nữ tu, các nhân viên tạp hóa và các bạn” (1965), gọi lên cuộc sống của
những doanh nhân giàu có:
với hơi thở nặng mùi và bàn chân to, cái lũ
trông như những con cóc, linh cẩu, lũ bước đi
như thể chưa từng giai điệu nào được sáng tạo trên đòi,
cái lũ
nghĩ mình thông minh khi thuê và đuổi cổ và
thu lợi nhuận, cái lũ có trong tay những bà vợ đắt tiền
như sáu mươi mẫu đất chỉ để khoan
hay khoe khoang hay ruồng bỏ
nếu như vô dụng...
... cái lũ đứng ngay phía trước
những cửa sổ rộng chục mét mà đếch thấy gì,
có du thuyền xa xỉ giương buồm vòng quanh