và nghèo, nông dân và quý tộc, có thể đa phần sẽ thấy câu hỏi này kỳ
cục: sự phân chia đó đơn giản là ý Chúa.
Tuy vậy, bên cạnh niềm tin cứng nhắc vào một cấu trúc gồm ba
giai cấp này - tăng lữ, quý tộc và nông dân - vẫn có một sự tán thưởng
mạnh mẽ bất thường về cách thức mà các tầng lớp khác nhau phụ
thuộc tương hỗ và do đó là một sự tán thưởng mạnh mẽ bất thường về
giá trị của tầng lớp cùng khổ. Lý thuyết về sự phụ thuộc tương hỗ cho
rằng tầng lớp nông dân quan trọng không kém và vì thế phẩm giá
không thua tầng lớp quý tộc hay tăng lữ. Cuộc đời của người nông dân
có thể cực nhọc (điều không thể thay đổi), nhưng ai cũng biết nếu
không có họ thì hai tầng lớp kia sẽ sớm lụi tàn. Có vẻ như John xứ
Salisbury thiếu rộng lượng khi so sánh người nghèo với hai bàn chân
và người giàu với cái đầu, nhưng đổi lại, phép ẩn dụ xúc xiểm này đã
nhắc người giàu đối xử tôn trọng với người nghèo nếu họ muốn sống
sót, cũng như họ phải biết trân trọng bàn chân mình nếu muốn bước
đi.
Sự trịch thượng thường đi cùng với anh em sinh đôi thuận lợi hơn
của nó, tác phong dân chi phụ mẫu: giả sử coi người nghèo như trẻ
em, thì nhiệm vụ của người giàu là đóng vai trò những bậc cha mẹ yêu
thương con cái. Nghệ thuật và văn chương thời trung cổ vì thế chất
chứa vẻ phóng khoáng, nếu như hạ cố làm như vậy, ca ngợi nông dân,
và người ta không quên rằng bản thân Jesus cũng là thợ mộc.
Trong Colloquy (Hội đàm) (khoảng năm 1015), Aelfric, tu viện
trưởng Eynsham, lập luận rằng nông dân là thành viên quan trọng nhất
của xã hội, bởi phần còn lại có thể sống sót thiếu giới quý tộc hay tăng
lữ, nhưng không ai có thể sống mà không có nguồn lương thực do thợ
cày cung cấp. Năm 1036, giám mục Gerard xứ Cambrai xác quyết
trong một bài thuyết giáo rằng việc lao động thô vụng như thế thật là
buồn chán và nặng nhọc, nhưng nó lại khiến mọi dạng lao động khác,
cao hơn về mặt trí tuệ, trở nên khả thi. Vì thế người tử tế phải vinh
danh người nông dân. Hans Rosenplủt ở Nuremberg là một trong số