NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 44

nhiều nhà thơ thấy cảm kích và muốn tôn sùng “người thợ cày cao
quý”. Trong bài thơ “Der Bauern Lob” (khoảng năm 1450), ông viết
rằng, trong tất cả tạo vật của Chúa, không có gì là cao đẹp hơn:

Tay cầm cày vốn dĩ lao khổ

Đổ mồ hôi anh nuôi cả thế gian:

ông lãnh chúa, bà thị dân và chàng nghệ nhân cao quý.

Nếu thế giới thiếu người nông dân kham khó, cuộc

sống mỗi chúng ta sẽ thảm đau biết mấy.

Những vần thơ trên tuy không làm mềm đất dọc những luống cày

của người nông dân, nhưng khi được suy xét cùng cái thái độ ẩn dưới
đấy, chúng hẳn đã gọi cho người nông dân một cảm xúc hoan hỉ về
phẩm giá của chính họ.

Chuyện thứ hai:

Địa vị thấp không mang hàm ý đạo đức

Kinh Thánh mang lại một cách nhìn nhẹ nhõm khác cho những người
có địa vị thấp. Tân Ước nhấn mạnh cả giàu sang lẫn nghèo khó đều
không phải là một chỉ dấu chính xác cho giá trị đạo đức. Suy cho
cùng, Jesus là bậc tối cao, thánh thiện nhất, thế nhưng trên thế gian
ngài cũng từng nghèo đấy thôi, làm gì có đẳng thức đơn giản nào giữa
lương thiện và giàu có.

Chỉ cần Kitô giáo dịch ra khỏi một vị trí trung lập về tiền, nó sẽ

đứng về phía nghèo khó, bởi theo lược đồ Kitô giáo, ngọn nguồn của
thiện tính là việc tri nhận rằng ta phụ thuộc vào Chúa. Bất cứ thứ gì cổ
vũ cho niềm tin rằng có thể sống một cuộc đời hài lòng mà không nhờ
ân sủng của Chúa thì đều là quỷ dữ, và chính của cải giàu sang rơi vào
phạm trù quỷ dữ này, nó hứa hẹn cả lạc thú trần tục lẫn một cảm thức
bất mãn về tự do.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.