NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 15

Tôi

: Sao con lại bảo nó chán. Nó hay thế còn gì.

Con

: Nó lãng xẹt.

Tôi

: Đây là chương trình giáo dục trên truyền hình con ạ.

Con

: Thấy mà thối.

Tôi

: Đừng ăn nói kiểu ấy!

Bạn có thấy điều gì đang diễn ra? Không chỉ tất cả những cuộc đối thoại giữa

chúng tôi đều trở thành cuộc tranh cãi, mà tôi còn đang nói đi nói lại với các

con mình rằng đừng có tin vào những cảm nhận của chúng, thay vào đó, hãy

tin vào những cảm nhận của tôi đây này.

Một khi tôi nhận thức ra những gì mình đang làm. Tôi quyết định thay đổi.

Nhưng tôi không biết chắc mình sẽ bắt đầu như thế nào để thay đổi. Cuối cùng,

điều giúp tôi đắc lực nhất là tôi tự đặt mình vào vị trí của các con. Tôi tự hỏi

“Giả sử mình là thằng con đang mệt, hay đang nóng bức, hay đang chán thì

sao? Và giả sử tôi muốn bày tỏ cho ba mẹ, những người lớn quan trọng trong

cuộc đời tôi, biết những gì tôi đang cảm nhận...?”

Trong những tuần tiếp sau đó tôi cố gắng dò sóng để bắt lấy những gì mà tôi

cảm nhận là các con mình đang trải qua; và khi tôi cố gắng như thế, những lời

nói của tôi vuột ra một cách rất tự nhiên. Tôi không hề sử dụng kỹ thuật. Mà tôi

thật lòng có ý như vậy khi nói “Thì ra con vẫn còn thấy mệt mặc dù con vừa mới

ngủ trưa dậy” hoặc “Mẹ thấy trong phòng này lạnh nhưng chắc là con thấy

nóng” hoặc “Mẹ thấy con không thích chương trình này”. Dẫu gì chúng tôi cũng

là hai con người tách biệt, với hai hệ thống cảm xúc khác hẳn nhau. Không ai

trong chúng tôi đúng hay sai. Chúng tôi chỉ đơn thuần cảm thấy những gì

mình đang cảm thấy.

Một thời gian sau, những kỹ năng mới đã giúp tôi rất nhiều. Số lần tranh cãi

giữa tôi và lũ con giảm đi đáng kể. Nhưng rồi một ngày nọ con gái tôi tuyên bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.