NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 17

Quý vị có thấy mình viết ra những câu kiểu như:

“Sao lại có chuyện đó. Mẹ biết trong tim con thật sự thương em mà.”

“Con nói gì vậy? Con đã có một bữa tiệc tuyệt vời còn gì – kem này, bánh

sinh nhật này, bong bóng nữa này. Hừ, đó là bữa tiệc cuối cùng mà con có

đấy!”

“Niềng răng đâu thể làm con đau dữ vậy. Cha mẹ đã đầu tư cả đống tiền vào

trong miệng con rồi thì con phải đeo nó, cho dù con có thích hay không!”

“Con không được phép nổi khùng với thầy giáo. Đó là lỗi tại con. Đáng lẽ ra

con phải đến đúng giờ chứ.”

Về mặt nào đó, đối với rất nhiều người chúng ta, thật dễ buột mồm nói theo

cách như thế. Nhưng con cái chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào khi chúng nghe

vậy? Để dễ hình dung việc cảm xúc bị xem thường thì như thế nào, hãy thử làm

những bài tập sau đây:

Hãy tưởng tượng. Bạn đang ở tại sở làm. Thủ trưởng của bạn yêu cầu bạn

làm thêm cho ông ấy một việc và ông ấy muốn bạn giao nộp kết quả vào cuối

ngày. Bạn đã có ý định thực hiện việc đó ngay lập tức, nhưng vì hàng loạt sự

việc khẩn cấp dồn dập ập đến nên bạn quên phéng nó đi. Bạn quay cuồng giải

quyết các việc đến nỗi hầu như không có thời gian ăn trưa.

Khi bạn và vài đồng nghiệp đang chuẩn bị ra về thì thủ trưởng đến, yêu cầu

bạn trình bày kết quả công việc kia. Lập tức bạn cố giải thích hôm nay bạn đã

bận bất thường như thế nào.

Ông ấy cắt lời bạn. Bằng giọng lớn tiếng, giận dữ, ông quát tháo, “Tôi không

quan tâm đến những lời bào chữa biện hộ của cô! Cô nghĩ coi tôi trả tiền cho cô

để cô làm cái quái quỷ gì – để ngồi bệt suốt ngày hả?” Khi bạn mở miệng ra

định nói, ông nạt “Im đi” rồi bước ra thang máy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.