NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 19

“Bà không nhận thấy ông ta sẽ nổi giận thế nào nếu bà không làm xong nó

ngay lập tức sao?”

“Việc này hồi nào tới giờ đã từng xảy ra chưa?”

“Sao bà không đi theo ông ấy ra khỏi văn phòng và cố gắng giải thích lại lần

nữa?”

Phản ứng của bạn:

V

. Bênh vực phía bên kia . “Tôi có thể hiểu được phản ứng của sếp bà. Chắc

chắn ông ta đang phải chịu áp lực kinh khủng. Bà may phước là ông ấy không

nổi nóng thường xuyên.”

Phản ứng của bạn:

VI

. Thương hại . “Ối, tội nghiệp không. Khủng khiếp thật. Tôi thấy tội

nghiệp cho bà đến muốn khóc đây này!”

Phản ứng của bạn:

VII

. Nhà phân tích tâm lý nửa vời . “Có bao giờ bà nghĩ lý do thật sự khiến bà

bức bối là bởi vì sếp của bà đại diện cho hình ảnh một người cha trong cuộc đời

bà? Hồi nhỏ chắc là bà hay sốt vó mỗi khi không làm hài lòng cha của bà, rồi

khi sếp la mắng bà, vụ việc gợi nhắc bà liên tưởng đến nỗi sợ hãi bị khước từ

hồi xưa. Có đúng thế không?”

Phản ứng của bạn:

VIII

. Thông cảm (một cố gắng nhằm dò bắt cảm xúc của người tiếp chuyện).

“Trời, nghe coi bộ sự việc đó khó chịu quá nhỉ. Bị sếp la lối ngay trước mặt

những người khác, nhất là sau khi bà đã bù đầu muốn chết với áp lực rồi, thì

thật là khó chấp nhận!”

Phản ứng của bạn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.