NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 181

rằng vào lần đầu tiên ta làm việc gì mới, thì việc đó đều khó thật. (Nên tránh

nói, “Việc đó khó đối với con ”. Đứa trẻ có thể nghĩ “Tại sao lại khó đối với con ?

Tại sao lại không khó đối với ai khác?”)

Nhiều phụ huynh khác phàn nàn rằng thật không thể nào chịu nổi khi đứng

nhìn con mình đang vật lộn làm gì đó mà chỉ tỏ ra thông cảm chứ không ra tay

giúp nó. Nhưng thay vì tiếm quyền và làm việc đó thay cho trẻ, chúng tôi đề

nghị bạn nên cho vài lời khuyên bổ ích kiểu như:

“Đôi khi hữu ích nếu con kéo dây khóa xuống hết khe rãnh đã rồi hãy giật

nó ra.”

“Đôi khi hữu ích nếu con vo tròn viên đất sét thành quả bóng trước khi con

muốn nặn thành hình gì đó.”

“Đôi khi hữu ích nếu con thử xoay nắm tay khóa vài lần trước khi con vặn

chìa khóa trong lỗ khóa.”

Chúng tôi thích dùng cụm từ “đôi khi hữu ích” là bởi vì nếu không có ích thì

trẻ cũng không cảm thấy mình kém cỏi.

Điều này có nghĩa rằng chúng ta cấm không bao giờ được làm giùm cho trẻ

bất kỳ cái gì? Chúng tôi tin tưởng rằng mỗi cha mẹ đều có khả năng cảm nhận

khi nào con mình mệt thật sự rồi hoặc khi nào con mình cần được quan tâm

chú ý thêm, hoặc thậm chí cần được săn sóc chu đáo như em bé. Vào những lúc

nhất định, trẻ sẽ cảm thấy được an ủi sâu sắc khi được mẹ chải đầu cho hoặc

được ba kéo vớ lên giùm, kể cả khi trẻ hoàn toàn có khả năng tự làm những việc

đó một mình. Chừng nào chúng ta, những bậc phụ huynh, nhận biết được

khuynh hướng căn bản của chúng ta là muốn giúp con cái tự làm một mình nó,

thì chừng đó chúng có thể thoải mái hưởng thụ việc thỉnh thoảng “làm giùm

chúng”.

III. Đừng hỏi dồn dập quá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.