“Sao người ta phải đi học đại học?”
Cha mẹ thường cảm thấy mình bị tấn công vỗ mặt bởi những câu hỏi này và
liền tìm kiếm trong đầu những câu trả lời hợp lý, tức thời. Cái áp lực mà cha mẹ
thường lạm dụng, tự vơ vào mình đó là không cần thiết. Thường thì khi trẻ nêu
ra một câu hỏi thì nó đã có suy nghĩ gì đấy trong đầu về câu trả lời rồi. Ở đây,
điều hữu ích cho trẻ là người lớn sẽ hành động như là nguồn thăm dò ý kiến
nhằm giúp trẻ đào sâu những ý nghĩ của nó hơn. Luôn luôn có thời gian cho
người lớn cung cấp những câu trả lời “chính xác” về sau này, nếu điều đó vẫn
còn quan trọng đối với trẻ.
Bằng cách cung cấp cho trẻ những câu trả lời ngay lập tức, phụ huynh chúng
ta không giúp ích gì cho trẻ cả. Điều đó khác nào chúng ta đang làm bài tập
luyện trí não giùm cho chúng. Sẽ hữu ích hơn cho trẻ khi câu hỏi của chúng
được hỏi ngược trở lại chúng để chúng tự tìm hiểu kỹ lưỡng hơn
“Con tự suy nghĩ về việc đó đi.”
“Chứ con thì con nghĩ gì?”
Phụ huynh thậm chí có thể lặp lại câu hỏi của chúng: “Tại sao người ta
không làm bất kỳ điều gì người ta muốn?”
Chúng ta có thể khen ngợi trẻ đã đặt câu hỏi hay: “Con hỏi một câu quan
trọng đó – câu hỏi này các triết gia đã đặt ra từ nhiều thế kỷ rồi.”
Không cần phải vội vã gì hết. Quy trình tìm kiếm câu trả lời có giá trị hơn là
chính câu trả lời.
V. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.
Một cách để giảm tâm lý phụ thuộc vào gia đình của trẻ là chỉ cho trẻ thấy
rằng có một cộng đồng lớn hơn ở bên ngoài, với những nguồn tham khảo đầy
giá trị đang chờ được ứng dụng. Thế giới không phải là một nơi xa lạ. Luôn có