Những lời khuyên bổ sung
Khoảnh khắc chúng tôi đề cập với một nhóm rằng cho trẻ lời khuyên có thể
phá vỡ tính tự chủ ở trẻ, nhiều cha mẹ phản kháng ngay lập tức. Họ cảm thấy,
“Vậy là đi quá xa!” Họ không thể hiểu tại sao họ lại phải bị truất quyền chia sẻ
sự thông thái của cha mẹ với con cái. Dưới đây là những câu hỏi của một phụ
nữ quyết phản biện tới cùng và tóm tắt những câu trả lời chúng tôi cung cấp
cho bà.
Tại sao con tôi không nên được hưởng lợi từ lời khuyên của tôi khi nó gặp vấn
đề? Giả sử, con gái tôi, Julie, không chắc chắn có nên đi dự sinh nhật bạn hay
không bởi vì cháu không thích một vài đứa ở đó cũng được mời dự. “Bọn đó lúc nào
cũng xì xào, nói tục không à”. Có gì sai với việc tôi bảo Julie rằng dù sao cháu cũng
nên đi, bởi vì nếu không đi là cháu coi thường bạn?
Khi bạn ngay lập tức cho trẻ lời khuyên, chúng sẽ hoặc là cảm thấy mình ngu
ngốc (“Tại sao mình không tự nghĩ về điều đó?”) giận dữ (“Đừng phải dạy con
cách xử lý cuộc sống của con!”) hoặc phẫn nộ (“Cái gì khiến mẹ nghĩ con chưa
nghĩ tới việc đó?”)
Một khi trẻ tự cân nhắc tìm ra mình muốn làm gì, trẻ sẽ tự tin và sẵn lòng
chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Vậy là tiến sĩ nói rằng tôi không nên làm gì khi con tôi gặp vấn đề? Có vài lần tôi
bảo Julie, “Đó là vấn đề của con; con hãy tự giải quyết đi” thì dường như cháu rất
bức xúc.
Trẻ cảm thấy tổn thương và trống vắng khi cha mẹ phớt lờ vấn đề của chúng.
Nhưng giữa hai thái cực phớt lờ hoàn toàn và đưa ra lời khuyên ngay lập tức,
cha mẹ có thể làm như thế này:
a) Giúp trẻ phân loại những ý nghĩ và cảm xúc rối rắm của trẻ.
“Theo những gì con nói cho mẹ biết thì, Julie, dường như con có hai cảm xúc