về bữa tiệc. Con muốn đi dự sinh nhật bạn, nhưng con không muốn phải chạm
mặt với những đứa con gái mà con không thích.”
b) Nhắc lại vấn đề dưới dạng câu hỏi.
“Vậy xem ra câu hỏi là, ‘Làm thế nào tìm cách đi dự tiệc và đối phó với
những lời móc mỉa của một số đứa con gái khác?”
Một ý hay là bạn nên im lặng sau khi nêu câu hỏi dạng như thế này. Sự im
lặng của bạn tạo đất cho những giải pháp của trẻ lớn dần và thành hình.
c) Chỉ ra những nguồn mà con bạn có thể sử dụng bên ngoài gia đình.
“Mẹ để ý thấy khu “sách Thanh Thiếu Niên” ở thư viện có những quyển sách
chỉ cho trẻ vị thành niên cách giải quyết những vấn đề xã hội khác nhau. Con
có lẽ muốn xem coi họ nói gì.”
Giả sử tôi đã làm tất cả những cách kể trên và sau đó nghĩ về một giải pháp mà
tôi chắc chắn Julie chưa nghĩ tới. Tôi có thể nêu ý kiến đó ra với Julie?
Sau khi cô bé có thời gian hiểu rõ hơn về những gì cô bé đang nghĩ và đang
cảm thấy, cô bé có thể lắng nghe ý kiến của bạn một cách tích cực, nhất là nếu
bạn nêu ý kiến của bạn theo cách bày tỏ lòng tôn trọng tính tự chủ của cô bé:
“Con thấy sao về việc mang cuộn băng hài con mới mua đi tới bữa tiệc đó?
Có lẽ các bạn gái kia sẽ bận cười nghiêng ngả nên không còn thời gian xì xào
nói xấu ai nữa.”
Khi rào trước lời đề nghị của mình bằng câu “Thế còn... thì sao...” hoặc “Con
có nghĩ đến việc...”, chúng ta công nhận sự thể rằng lời khuyên dường như là
“nhạy cảm” với chúng ta có thể lại “không nhạy cảm đến thế” đối với trẻ.
Nhưng giả sử tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng Julie nên đi dự tiệc. Tôi có nên giữ im
lặng?