giơ tay gì hết.
Câu chuyện của chúng ta dừng lại tại đây. Đó là tất cả những gì chúng ta
biết. Còn những gì xảy ra sau đó thì chúng ta chỉ có thể đoán thôi. Nhưng chắc
chắn chúng ta có những manh mối để mà suy đoán. Bây giờ bạn hãy dành thời
gian để cân nhắc những câu hỏi sau và tự trả lời chúng:
David có khuynh hướng giơ tay lên xung phong?
Bruce có không?
Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và việc chúng sẵn sàng
chấp nhận thử thách hay rủi ro thất bại là gì?
Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và các loại mục tiêu mà
chúng tự đặt ra cho bản thân là gì?
Sau khi bạn đã thăm dò kỹ lưỡng những suy nghĩ của mình về các câu hỏi
trên rồi, tôi muốn chia sẻ ý nghĩ của mình với các bạn. Phải công nhận là, có
những trẻ cố phủi bỏ sự bị giảm uy tín mà chúng hay nhận ở nhà để vẫn giơ tay
đón nhận những thách thức của thế giới bên ngoài. Và cũng phải công nhận là,
có những trẻ được đối xử một cách tôn trọng ở nhà nhưng vẫn nghi ngờ khả
năng của chúng và co rút lại, ngại nhận thách thức. Tuy nhiên, cũng rất hợp lý
khi nói rằng những trẻ lớn lên trong những gia đình mà những mặt tốt nhất
của chúng được đề cao thì sẽ có khuynh hướng cảm thấy tốt về bản thân hơn, và
có khuynh hướng đương đầu với thử thách của cuộc sống hơn, đồng thời có
khuynh hướng tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn – nếu đem so với
những trẻ không được tôn trọng ở nhà.
Như Nathaniel Branden đã nói trong quyển The Psychology of Self Esteem
(Tâm lý học về lòng tự trọng) của mình: “Đối với con người, không có sự phán
xét giá trị nào quan trọng hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình;
không có yếu tố nào mang tính quyết định đến sự phát triển và động lực phát
triển tâm lý của con người hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình...