D. Lập khuôn mẫu những hành vi mà bạn muốn thấy ở trẻ.
“Mẹ thất vọng quá!
Mẹ đã chuẩn bị tinh thần để đi xem phim tối nay, nhưng ba lại nhắc mẹ về kế
hoạch đi xem bóng rổ... Ồ, mẹ nghĩ mẹ sẽ hoãn bộ phim lại thêm một tuần
nữa.”
E. Hãy là kho chứa những khoảnh khắc đặc biệt của con bạn.
“Mẹ nhớ hồi mới
đầu con đã kịch liệt phản đối việc tới trại hướng đạo sinh như thế nào. Nhưng
sau đó con bắt đầu suy nghĩ về nó và đọc sách tìm hiểu về nó, và nói chuyện với
những bạn đã đi tới đó rồi. Và cuối cùng con quyết định tự mình thử xem sao.
F. Khi con bạn hành xử theo nhãn mác cũ, bày tỏ những cảm xúc và/hoặc niềm
mong mỏi của bạn.
“David, với mọi người ở đám cưới, mặc quần jeans cũ là dấu
hiệu của sự thiếu tôn trọng mọi người. Họ sẽ hiểu ý con muốn nói rằng “Đám
cưới là không quan trọng!” Cho nên, mặc dù con rất ghét mặc com-le thắt cà
vạt, mẹ mong chờ con ăn mặc thích hợp.”
G. Có những kỹ năng khác hữu ích không?
Nên công nhận, chấp nhận hơn nữa
những cảm xúc tiêu cực của David. Thêm nhiều sự lựa chọn hơn. Thêm nhiều
lần áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề.
Đây là bài tập đã làm thay đổi chiều hướng của tôi đối với David. Nó giúp tôi
nhìn cháu trong một ánh sáng mới và rồi đối xử với cháu theo kiểu tôi đã bắt
đầu nhìn cháu khác đi. Không hề có kết quả thần kỳ, chóng vánh. Có những
ngày sự việc sẽ được cải thiện lên. Dường như tôi càng đánh giá cao khả năng
linh hoạt của David là thì cháu càng linh hoạt. Nhưng cũng có những ngày sự
việc vẫn tệ hại y như cũ. Cơn tức giận và thất vọng đẩy tôi trở về lại con số 0, và
tôi thấy mình lại một lần nữa thi đua quát tháo với nó.
Nhưng đối với cái việc khó khăn dai dẳng đó, tôi nhất định không chịu bỏ
cuộc. Tôi cố bám vào thái độ mới của mình. Con trai “quyết đoán” của tôi cũng
có một bà mẹ “quyết đoán” tương xứng.
* * *