NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 283

bé nói với tôi một cách biết ơn như vậy.

Bây giờ tôi đã trở về Trung Quốc và đã làm mẹ của một cậu bé. Tôi ứng dụng

những phương pháp tôi đã học được từ quyển sách của tiến sĩ để hành xử với

cháu và chúng tỏ ra hữu hiệu. Giờ khát khao của tôi là hỗ trợ những phụ

huynh Trung Quốc khác trở nên hữu hiệu hơn và hạnh phúc trong mối quan

hệ với con cái họ.

* * *

Một bà mẹ từ Victoria, Úc, viết:

Tôi đã sử dụng những đề xuất của tiến sĩ với các con tôi và thấy rằng chúng,

đặc biệt là hai thằng lớn lầm lì của tôi, đã nói chuyện với tôi nhiều hơn. Khi

chúng đi học về (đứa thì học đại học, đứa thì học phổ thông), tôi chào các con

bằng câu “Nghe tiếng các con ngoài cửa là mẹ mừng quá” hoặc những câu đại

loại rồi mỉm cười, chứ tôi không hỏi chúng “Hôm nay con đi học ở trường thế

nào?”. Đứa con gái đầu của tôi tự khơi mào nói chuyện với tôi thật sự chứ

không né tránh tôi như trước.

* * *

Một nhân viên làm công tác xã hội, một người điều hành chương trình How

to talk so kids will listen... (Nói sao cho trẻ chịu nghe...)

ở Montreal, Quebec, viết

thư cho chúng tôi và kể lại cuộc viếng thăm trung tâm “thông gia” của bà ở

Capetown, Nam Phi.

Tôi đã gặp giám đốc trung tâm giáo dục phụ huynh tại khu vực đó để tham

quan cách thức làm việc của họ. Trung tâm thường mở lớp dạy cho cả những

người thuộc tầng lớp trung lưu sống gần đó lẫn những cư dân của khu ổ chuột

Kayelisha, ở ngoại ô thành phố. Ở Kayelisha, những gia đình sống trong

những căn nhà chật chội, mỗi nhà chừng bằng cái buồng ngủ – không điện,

không có nước máy, không có hệ thống vệ sinh. Các thầy cô của trung tâm ở đó

dùng How to talk so kids will listen... (Nói sao cho trẻ chịu nghe...) làm nền tảng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.