Họ dịch những hình minh họa sang tiếng châu Phi cho cư dân tới lớp học có
thể hiểu được. Họ nói trong thư viện của họ có mười quyển sách đã sờn tướp và
quăn góc để phục vụ cho mọi người.
Tôi cũng sẽ gửi quyển sách mới nhất của tiến sĩ – “ How to talk so kids will
learn” (Nói sao cho trẻ chịu học)
– cho một người bạn ở Johannesburg. Anh bạn
này đang điều hành những chương trình huấn luyện cho giáo viên dạy học xa
thành phố, trong những cộng đồng dân cư thiểu số.
Tôi nghĩ tiến sĩ sẽ vui khi biết phạm vi ảnh hưởng của tiến sĩ!
Những cha mẹ trong nghịch cảnh
Hầu hết những ví dụ tôi nêu ra trong How to talk so kids will listen ... (Nói sao
cho trẻ chịu nghe...)
đều chỉ ra cách mọi người hành xử, giải quyết những vấn đề
bình thường hàng ngày. Một lần sau khi chúng tôi diễn thuyết, một phụ nữ
nước mắt giàn giụa tới gặp chúng tôi. Bà mô tả mối quan hệ giữa bà với con trai
bị hội chứng Tourette
đã chuyển biến từ thù hằn, vô vọng thành yêu thương
là kết quả của quyển sách này. Chúng tôi sướng run người. Kể từ đó chúng tôi
nghe rất nhiều câu chuyện về những ông bố bà mẹ sử dụng tác phẩm của chúng
tôi để đối phó với những vấn đề căng thẳng, trầm uất nghiêm trọng trong cuộc
sống của họ.
Hầu như những người viết thư luôn khen ngợi chúng tôi vì những thay đổi
họ thực hiện được. Nhưng khi nhìn nhận thì chúng tôi thấy lời khen phải dành
cho họ mới đúng. Bất cứ ai cũng có thể đọc sách. Nhưng cần phải là người có
nghị lực và quyết tâm mới nghiên cứu từng trang, từng câu và sử dụng chúng
nhằm chiến thắng những cơn đau tim. Như một số phụ huynh đã kể sau đây:
* * *
Trong nhà tôi đôi lúc cứ như đang lâm vào Thế Chiến thứ III vậy. Con gái tôi
(7 tuổi) bị ADHD. Khi bé có dùng thuốc thì phần lớn có thể quản lý được.