những kỹ năng chúng tôi cần để huấn luyện cho những giáo viên của chúng tôi
sử dụng. Chúng tôi tin rằng khi những lớp học của chúng tôi thật sự hiệu quả
thì đó là do những mối quan hệ đang công hiệu. Và mối quan hệ hiệu quả khi
sự thông tin liên lạc mang tính nhân văn và chăm sóc lẫn nhau.
Những phản hồi từ nước ngoài
Chúng tôi vui mừng trước những phản hồi chúng tôi nhận được từ nhiều
quốc gia khác. Điều đó thật sự khiến chúng tôi ngạc nhiên bởi vì tác phẩm của
chúng tôi có ý nghĩa với cả những người thuộc các nền văn hóa khác nhau.
* * *
Một phụ nữ từ Trung Quốc viết:
Tôi là một giáo viên tiếng Anh tại Quảng Châu, Trung Quốc. Trong khi là du
học sinh đại học ở New York, tôi cũng làm chân giữ trẻ, giữ cô bé Jennifer, 5
tuổi. Trước tôi, bé đã có một người giữ trẻ người nước ngoài, người này không
hiền dịu tử tế với bé. Cô bé thỉnh thoảng bị đánh và bị nhốt vào phòng tối vì
hư. Kết quả, Jennifer lớn lên trở thành người lập dị và không chan hòa. Hơn
nữa, cô bé hay bùng phát cơn khùng và khóc ngất.
Trong những tuần đầu tiên bắt tay vào việc, tôi ứng dụng những phương
pháp giáo dục truyền thống của Trung Quốc với Jennifer, theo đó có khuynh
hướng dạy và áp đặt trẻ nên phải cư xử như thế nào. Tuy nhiên phương pháp
này không có hiệu quả lắm. Cô bé hay khóc bù lu bù loa hơn, và thậm chí còn
đánh tôi.
Mẹ của Jennifer rất thông cảm cho tôi, đến nỗi bà đi tới gặp bác sĩ tư vấn.
Ông giới thiệu cho bà quyển How to talk so kids will listen ... (Nói sao cho trẻ chịu
nghe...)
Mẹ của Jennifer và tôi hăm hở đọc và cố hết sức áp dụng những kiến
thức chúng tôi học được ở đó. Và thực tế chứng minh là chúng tôi đã thành
công. Jennifer bắt đầu nói nhiều hơn, chúng tôi từ từ trở thành những người
bạn. “Xing Ying, cô thật là tốt trong việc đối phó với Jennifer,” cha mẹ của cô