NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 30

chúng ta. Nếu thái độ của chúng ta không phải là thái độ thông cảm, thì bất kể

chúng ta nói gì cũng đều sẽ bị đứa trẻ cảm nhận là giả tạo hoặc muốn khống

chế nó. Những lời nói chất chứa sự cảm thông thật lòng của chúng ta sẽ truyền

tải thẳng tới trái tim đứa trẻ.

Trong số bốn kỹ năng được minh họa ở đây có lẽ kỹ năng lắng nghe cảm xúc

đang tuôn trào của trẻ là khó nhất, sau đó tới kỹ năng “đặt tên cho cảm xúc đó”.

Cần phải tập luyện và tập trung mới có thể nhìn vào và nhìn xa hơn những gì

trẻ đang nói để xác định cảm xúc thật của nó là gì. Tuy nhiên, việc này cực kỳ

quan trọng bởi vì chúng ta đang cung cấp vốn từ ngữ cho trẻ để trẻ biết cách

mô tả thực tế nội tâm của nó. Một khi trẻ biết từ vựng để diễn đạt những gì nó

đang trải qua thì nó có thể bắt đầu xử lý cảm xúc của mình.

Bài tập tiếp theo đây gồm một danh sách liệt kê sáu câu khẳng định mà trẻ

hay nói với cha mẹ nó. Vui lòng đọc kỹ từng câu và suy gẫm để tìm ra:

1. Một hoặc hai từ mô tả cảm xúc trẻ đang cảm nhận.

2. Một câu khẳng định mà bạn có thể nói với trẻ để chứng tỏ cho trẻ thấy là

bạn hiểu được cảm xúc của nó.

CÔNG NHẬN CẢM XÚC CỦA TRẺ

Đứa

trẻ

nói:

Tìm một cụm từ mô tả

những gì trẻ có thể đang

cảm nhận

Dùng câu khẳng định để thể hiện là bạn hiểu

cảm xúc của trẻ (đừng chất vấn hoặc khuyên

răn)

VÍ DỤ:

“Bác tài xế xe buýt quát con, thế là tụi nó phá lên

cười rần rần.”

Quê

độ

Vậy thì quê chết lên

được,

(hoặc)

Nghe vậy coi bộ quê

quá.

Cảm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.