NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 66

Thái độ của trẻ trở nên “Con sẽ làm điều con muốn”, thì thái độ của tôi là

“Con phải làm điều mẹ bảo”, và thế là trận chiến nổ ra. Rồi đến lúc trận chiến

lên tới điểm mà mỗi lần bắt buộc đứa nào đó làm việc gì, dù đơn giản nhất, ruột

gan tôi cũng phải lộn nhào lên.

Bây giờ, bạn hãy dành ra vài phút suy gẫm về những gì bạn cương quyết bắt

con bạn làm, hoặc đừng làm, vào một ngày điển hình. Sau đó hãy lập thành

danh sách những việc không làm và làm trong khoảng trống bên dưới.

TRONG MỘT NGÀY ĐIỂN HÌNH, TÔI CỐ XOAY XỞ ĐỂ BẮT BUỘC ĐÁM

CON TÔI (HOẶC CON TÔI) PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC SAU:

BUỔI SÁNG

------------------------------

BUỔI CHIỀU

------------------------------

BUỔI TỐI

------------------------------

TÔI CŨNG BẢO ĐẢM ĐÁM CON TÔI (HOẶC CON TÔI) KHÔNG ĐƯỢC

LÀM NHỮNG VIỆC SAU:

BUỔI SÁNG

-----------------------------

BUỔI CHIỀU

------------------------------

BUỔI TỐI

------------------------------

Cho dù danh sách bạn lập ra đó dài hay ngắn, cho dù nỗi mong chờ của bạn

là thực tế hay phi thực tế, mỗi việc trong danh sách đó đều đại diện cho thời

gian, năng lượng mối quan tâm của bạn, cũng như bao hàm tất cả những

thành tố cần thiết cho một trận chiến của ý chí.

Có giải pháp nào không?

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét một số phương pháp phổ biến nhất, hay được

người lớn chúng ta sử dụng nhất để bắt trẻ hợp tác. Trong khi bạn đọc những ví

dụ mô tả mỗi phương pháp, hãy hồi tưởng lại thời gian bạn là đứa trẻ đang lắng

nghe cha mẹ mình nói. Bạn không cần phải tập trung vào những lời cha mẹ

bạn đang nói gì, mà hãy chú ý xem những lời nói đó khiến bạn cảm thấy gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.