NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 65

chắc là con bực mình lắm.”

Nó chớp mắt, nhìn sững vào mẹ. Rồi nó bảo, “ Ba cũng nên đi học cái khóa

đó đi!”

Cho tới bây giờ chúng ta đã tập trung vào việc cha mẹ có thể giúp con cái xử

lý những cảm xúc tiêu cực của nó như thế nào. Giờ chúng tôi muốn tập trung đề

cập tới những phương pháp giúp cha mẹ xử lý những cảm xúc tiêu cực của

chính cha mẹ.

Một trong những cơn giận gắn liền với vai trò làm cha mẹ là cuộc đấu tranh

hàng ngày không ngơi nghỉ với lũ con, để chúng cư xử theo cách có thể chấp

nhận được đối với chúng ta và đối với xã hội. Đây là một công việc cực nhọc,

khổ sai, dễ khiến chúng ta phát điên. Một phần vấn đề nằm ở những xung đột

về nhu cầu. Nhu cầu của người lớn là vẻ bề ngoài sạch sẽ, sự ngăn nắp, trật tự,

sự nhã nhặn và nề nếp. Trẻ con lại không thể chểnh mảng hơn được nữa. Có

bao nhiêu đứa trẻ tự giác mong muốn tắm rửa cho sạch sẽ, muốn nói “Vui

lòng”, “Cảm ơn”, hay thậm chí là muốn thay đồ lót? Thậm chí có bao nhiêu đứa

chịu mặc đồ lót? Phần lớn niềm say mê của cha mẹ đổ hết vào việc giúp con cái

thích nghi với những tiêu chuẩn xã hội. Nhưng về mặt nào đó, chúng ta càng

gay gắt chúng càng phản đối kịch liệt!

Tôi biết có nhiều khi lũ con tôi nghĩ về tôi như là “kẻ thù” – kẻ luôn luôn bắt

ép chúng làm những điều chúng không muốn làm: “Rửa tay đi... Dùng khăn ăn

đàng hoàng... Vặn bớt cái miệng lại... Treo áo khoác lên... Con có làm bài tập

chưa?... Con có chắc là mình đánh răng rồi không đó?... Quay lại dội cầu ngay...

Mặc đồ ngủ vào... Lên giường... Ngủ đi.”

Tôi cũng là người chuyên ngăn chặn con cái làm những việc chúng đang

muốn làm: “Đừng có bốc tay mà ăn... Đừng có đá bàn... Đừng có vứt rác bừa

bãi... Đừng có nhảy lên ghế sofa... Đừng có kéo đuôi mèo... Đừng có nhét hạt

đậu vào lỗ mũi!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.