NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 63

2 – KHUYẾN KHÍCH SỰ HỢP TÁC

PHẦN I

CHO ĐẾN LÚC NÀY con bạn đã cung cấp cho bạn hàng núi cơ hội để bạn áp

dụng kỹ năng lắng nghe của mình. Trẻ em thường cho chúng ta biết – một

cách rõ ràng và lớn tiếng – khi có gì đó làm nó bực bội. Tôi biết, ngay trong

chính ngôi nhà của tôi, ngày nào với bọn trẻ cũng đều giống như một buổi

trình diễn trong nhà hát. Nào là đồ chơi bị mất, nào là tóc cắt “quá ngắn”, nào

là sổ liên lạc với nhà trường, rồi quần jeans mới không vừa cỡ, đánh nhau với

anh với chị – bất cứ khủng hoảng nào đều có thể moi nước mắt và cảm xúc cho

một vở kịch ba hồi. Chúng tôi không bao giờ thiếu tình tiết.

Chỉ có điều khác biệt duy nhất là ở trong nhà hát, khi tấm màn nhung hạ

xuống thì khán giả về nhà, trong khi cha mẹ không có được thứ xa xỉ như thế.

Chúng ta vẫn phải đối phó với những trận lôi đình, những cơn đau, những nỗi

tuyệt vọng, và vẫn phải duy trì cơn điên của chúng ta.

Chúng ta biết những phương pháp cũ không còn tác dụng nữa. Tất cả những

giải thích, những bảo đảm và hứa hẹn đều không làm dịu trẻ mà chỉ khiến

chúng ta mệt phờ. Tuy nhiên, những phương pháp mới cũng gây nảy sinh

những vấn đề. Mặc dù chúng ta nhận biết được kiểu phản hồi cảm thông với trẻ

sẽ có công hiệu xoa dịu như thế nào, nhưng không dễ gì áp dụng. Đối với nhiều

người trong chúng ta, ngôn ngữ đó thật mới mẻ và lạ lùng. Nhiều phụ huynh

bảo tôi:

“Ban đầu tôi cảm thấy sượng trân – nó không giống như tôi đã quen – như

thể tôi phải đóng kịch vậy.”

“Tôi cảm thấy như mình đang lừa dối, nhưng chắc hẳn tôi đã làm điều đúng

đắn, bởi vì thằng con trai vốn chẳng bao giờ nói gì nhiều hơn “ừm”, “ờ không”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.