NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 64

và “Con phải làm à?” bỗng nhiên bắt đầu chịu nói chuyện với tôi.”

“Tôi thấy thoải mái, nhưng bọn trẻ dường như khó chịu. Chúng nhìn tôi với

vẻ nghi ngờ.”

“Tôi khám phá ra rằng trước đây mình đã không bao giờ lắng nghe con cái

cả. Tôi sẽ chờ cho chúng nói xong để xem mình cần phải làm gì. Lắng nghe thật

sự là một việc rất khó. Bạn cần phải tập trung cao độ, nếu không thì bạn sẽ chỉ

phát đi tín hiệu phản hồi cẩu thả.”

Một người cha kể lại, “Tôi đã cố thử phương pháp mới mà không tác dụng.

Con gái tôi đi học ở trường Chủ Nhật về với vẻ mặt càu cạu. Thay vì hỏi ‘Có gì

mà mặt con dài ra vậy’ như thường lệ, tôi lại bảo ‘Amy, coi bộ như con bực mình

về chuyện gì đó’. Thế là con bé bật khóc òa lên, chạy vào phòng nó, đóng sầm

cửa lại.

Tôi giải thích cho người cha ấy rằng thậm chí cả khi “không có tác dụng” thì

nó vẫn “có tác dụng” đấy chứ. Hôm ấy Amy đã nghe được một giọng nói khác –

giọng nói mách bảo cô bé rằng có người quan tâm đến cảm xúc của mình. Tôi

khuyến khích ông không nên bỏ cuộc. Vào lúc nào đó, khi Amy biết mình có

thể tin cậy vào phản hồi công nhận từ cha, cô bé sẽ cảm thấy an toàn nói ra

những gì đã làm bé buồn rầu.

Có lẽ phản hồi đáng nhớ nhất mà tôi được nghe là từ một cậu bé tuổi vị

thành niên – cậu bé này biết mẹ nó đang tham dự hội thảo của tôi. Cậu đi học

về, lầm bầm giận dữ: “Hôm nay họ không có quyền gạt con ra khỏi đội bóng,

chỉ vì con không mang đồ thể thao. Con phải ngồi chầu rìa suốt trận đấu. Bất

công quá!”

“Việc đó chắc hẳn làm con bực lắm,” bà mẹ nói với cậu bằng vẻ quan tâm.

Cậu bé độp lại, “Còn mẹ, mẹ luôn luôn bênh vực họ!”

Bà ôm lấy vai cậu, “Jimmy, mẹ không nghĩ là con nghe mẹ nói. Mẹ nói rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.