sau này có lúc trẻ đem những lời nói xấu tệ ra và sử dụng chúng như vũ khí
chống lại chính nó.
3. Có gì sai trái khi ta nói “vui lòng” (hoặc “làm ơn") với trẻ nếu ta muốn trẻ
làm cái gì đó?
Tất nhiên những lời thỉnh cầu nho nhỏ kiểu như “Vui lòng chuyền cho mẹ
hũ muối” hoặc “Vui lòng giữ cửa giùm mẹ” thì từ “vui lòng” (please) là phép
lịch sự thông thường, một lời nói nhã nhặn tương phản với kiểu thô lỗ “đưa hũ
muối đây” hoặc “giữ cửa coi”.
Phụ huynh nói “vui lòng” với con cái nhằm để lập khuôn mẫu cho con về
một nghi thức xã hội chuẩn mực, được dùng khi muốn đưa ra thỉnh cầu nho
nhỏ.
Nhưng “vui lòng” thích hợp nhất với những khoảnh khắc thư giãn, vui vẻ của
chúng ta.
Còn khi chúng ta đang bực mình, thì lời nói nhỏ nhẹ “vui lòng” có thể dẫn
đến rắc rối. Hãy xem mẩu đối thoại sau đây:
MẸ: ( cố tỏ vẻ tử tế) Làm ơn đừng nhảy trên ghế sofa nữa.
CON: ( Vẫn nhảy tưng tưng )
MẸ: ( La lớn hơn ) Làm ơn đừng nhảy nữa!
CON: ( lại nhảy tiếp ).
MẸ: ( bất thần tát mạnh cho đứa trẻ một cái) Tao đã nói là “làm ơn” rồi mà.
Chuyện gì xảy ra ở đây? Tại sao người mẹ chuyển từ chỗ lịch sự sang bạo lực
trong vòng vài giây? Vấn đề cốt lõi đó là: một khi ta mở lòng rộng lượng nhưng
lại bị phớt lờ thì ta rất dễ nổi nóng ngay tức thì sau đó. Bạn có khuynh hướng
nghĩ: “Sao mày lại dám coi thường tao sau khi tao đã tử tế ngọt ngào với mày