NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 93

như vậy? Để tao cho mày biết tay! Bốp!”

Khi bạn muốn cái gì đó phải được làm ngay lập tức, thì sẽ hiệu quả khi bạn

nói điều đó một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn là nài nỉ. Giọng nói đanh thép

“Ghế sofa không phải để nhảy trên đó!” chắc hẳn không sớm thì muộn sẽ chấm

dứt hành vi nhảy nhót kia. (Nếu đứa trẻ còn ngoan cố, nó cũng luôn bị bứng đi

nhanh chóng bằng lời lặp lại “Ghế sofa không phải để nhảy trên đó!”

4. Có cách nào để giải thích cho việc đôi khi đám con tôi chịu nghe lời khi tôi

yêu cầu chúng làm gì, nhưng đôi khi tôi không làm sao bắt chúng nghe lời cho

được?

Có lần chúng tôi hỏi một nhóm trẻ học phổ thông tại sao chúng không lắng

nghe lời cha mẹ chúng. Thì đây là những gì chúng trả lời:

“Khi đi học về cháu mệt bã cả người, khi đó nếu mà mẹ cháu bảo cháu làm gì

đó thì cháu giả bộ như không nghe thấy.”

“Đôi khi cháu đang mải chơi hoặc đang mải xem tivi nên cháu thật sự không

nghe thấy.”

“Có lúc cháu đang phát khùng vì những việc xảy ra ở trường cho nên cháu

không thiết làm những gì mẹ sai bảo.”

Ngoài những suy nghĩ trên của trẻ, có một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình

khi bạn cảm thấy “không thể chịu đựng nổi đứa con lì lợm” như sau:

Liệu yêu cầu của mình có hợp với lứa tuổi và khả năng của con không? (Tôi

có nên trông chờ một đứa trẻ 8 tuổi phải có tác phong đúng đắn nơi bàn ăn?)

Con nó có cảm thấy yêu cầu của mình là vô lý? (“Tại sao mẹ cháu bắt cháu

phải rửa đằng sau vành tai? Có ai nhìn vào đó đâu.”)

Mình có thể cho con một sự lựa chọn về thời gian khi nào làm , hơn là nhất

quyết bắt nó phải làm “ngay lập tức”. (“Con muốn đi tắm trước hay là sau khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.