NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 95

bảo nó làm gì bằng kiểu tức cười, cường điệu. Như vậy có đúng không?

Nếu bạn chạm được tới cái đầu con bạn thông qua óc khôi hài của nó thì bạn

càng có thêm uy lực! Không gì bằng một chút tiếu lâm để kích thích trẻ phấn

khởi hành động, và để nâng cao bầu không khí tươi vui trong gia đình. Vấn đề

đối với nhiều phụ huynh là bản tính hài hước của họ đã bị xì hơi do những bực

bội hàng ngày khi sống với con trẻ.

Một người cha kể rằng ông có một cách bất di bất dịch để đưa tinh thần kịch

tính vào nhiệm vụ phía trước là sử dụng giọng nói khác hoặc phương ngữ khác.

Các con của ông thích nhất khi ông giả giọng làm rô-bốt: “Đây-là-RC3C.

Người-kế-tiếp-lấy-nước-đá-ra-thì-phải-đổ-đầy-lại-kẻo-không-thì-ta-sẽ-ngoạm-

kẻ-ấy-đem-đi-ra-ngoài-vũ-trụ. Vui-lòng-hành-xử-đúng-đắn.”

7. Thỉnh thoảng tôi thấy mình cứ lặp đi lặp lại những thói tật của mình. Mặc

dù có áp dụng những kỹ năng mới nhưng tôi vẫn cảm thấy như mình đang đay

nghiến, chì chiết con. Có cách gì để tránh điều này?

Thường thì những khi con cái hành xử theo kiểu như thể nó không thèm

nghe lời chúng ta thì hay khiến chúng ta lặp lại thói tật của mình. Khi bạn bắt

buộc trẻ làm gì đó đến lần thứ hai hoặc lần thứ ba, hãy tự mình dừng lại, thay

vào đó hãy tìm hiểu xem con bạn có đang lắng nghe bạn hay không . Ví dụ:

MẸ: Billy, 5 phút nữa mẹ đi làm đó.

BILLY: ( Không trả lời và vẫn tiếp tục đọc truyện tranh ).

MẸ: Con có nhắc lại được mẹ vừa nói

gì không?

BILLY: Mẹ bảo 5 phút nữa mẹ đi làm.

MẸ: Được rồi, vậy là giờ mẹ thấy là con đã nghe rõ, mẹ sẽ không nhắc lại

nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.