hãy bắt đầu mỗi câu bằng “con”. Ví dụ, “Con làm đổ sữa... Con làm bể hũ... Con
làm rách áo ngủ...” Hãy chú ý sự khác biệt? Nhiều người cho rằng từ “con”
khiến trẻ cảm thấy bị buộc tội và rồi đâm ra co vòi tự vệ. Khi chúng ta mô tả sự
việc (Thay vì nói về việc “con đã làm cái gì”), dường như chúng ta làm cho trẻ
dễ lắng nghe vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề hơn.
* * *
Tôi điên tiết khi hai thằng con tôi ngồi vào bàn ăn mà người ngợm đầy nước
màu xanh lá cây, nhưng tôi quyết định không nổi nóng, la thét chúng. Tôi
nhẩm những kỹ năng mà tôi đã dán trên cửa phòng chứa thực phẩm và dùng
kỹ năng đầu tiên – mô tả những gì bạn thấy. Sau đây là những gì xảy ra sau đó:
TÔI: Mẹ thấy cánh tay và mặt mũi của hai tụi con đầy màu xanh lá cây!
Chúng nó nhìn nhau, và chạy vào phòng tắm để rửa tay.
Vài phút sau tôi bước vào nhà tắm và suýt nữa thì la toáng lên lần nữa. Mấy
viên gạch men dính màu xanh lè xanh lét! Nhưng tôi vẫn bám vào kỹ năng thứ
nhất.
TÔI: Mẹ thấy đầy màu xanh lá cây trên tường nhà tắm!
Thằng lớn bèn chạy đi lấy giẻ và nói “Để con giải cứu cho!” 5 phút sau nó gọi
tôi vào để xem lại.
TÔI: (Vẫn bám vào mô tả) Mẹ thấy ai giỏi quá đã lau sạch màu xanh lá cây
khỏi tường rồi.
Thằng lớn cười toe toét. Rồi thằng nhỏ xen vào “Còn bây giờ thì để con lau
bồn rửa cho!”
Nếu tôi mà không tận mắt chứng kiến chắc chắn tôi không thể nào tin nổi.
Lưu ý
: Việc sử dụng kỹ năng này có thể khiến chúng ta bực dọc. Ví dụ, một