Cuối cùng tôi mới nói: “Đồ bộ để chơi trong vườn; đồng phục là để đi dự
tiệc.”
Thật kinh ngạc, con bé ngừng chơi và ngay lập tức đi vào nhà thay đồ.
* * *
Một người cha chia sẻ kinh nghiệm của ông và thằng con trai nuôi, 5 tuổi,
người Hàn Quốc của mình:
Kim và tôi cùng nhau đi trên đường tới nhà một người láng giềng để trả lại
cái thang xếp cho ông ấy. Khi chúng tôi định rung chuông nhà hàng xóm thì
một nhóm con nít đang chơi trên đường chỉ trỏ vào Kim và la í ới: “Ê, thằng Ba
Tàu kìa! Cái thằng Ba Tàu!” Trông Kim lúng túng và tức giận cho dù nó không
biết những từ đó có nghĩa là gì.
Những ý nghĩ chạy nhanh như ngựa trong đầu tôi: “Cái lũ này không biết
chúng đang ở đất nước nào hả, bọn ranh con... tao sẽ cho tụi bay biết tay, để
xem, tao sẽ gọi điện cho cha mẹ chúng mày, nhưng như thế thì sau đó chúng sẽ
trút giận lên đầu Kim. Dù xấu dù tốt thì tụi nhóc này cũng là hàng xóm của
thằng bé, và kiểu gì nó cũng phải tìm cách sống ở đây.”
Tôi bước tới chỗ bọn nhỏ và nói rành rọt, “Chửi rủa gây tổn thương cảm xúc
của người khác”.
Dường như chúng sững sờ trước những lời tôi nói (có lẽ chúng trông chờ tôi
la thét). Sau đó tôi vào nhà hàng xóm trả thang nhưng vẫn để cửa mở, tôi
không định đem Kim vào theo. Năm phút sau tôi nhìn ra cửa sổ và thấy Kim
đang chơi đùa với lũ trẻ kia.
* * *
Tôi ngước mắt lên thì thấy bé Jessica, 3 tuổi, đang đạp xe ba bánh theo sau
anh trai 8 tuổi của bé – hai anh em nó đang đạp xe dưới lòng đường. May là