NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 100

không có xe hơi trong tầm nhìn. Tôi vội gọi to, “Jessica, xe hai bánh mới chạy

dưới đường. Xe ba bánh chạy trên vỉa hè.”

Jessica liền nhảy xuống khỏi xe, nghiêm nghị đếm bánh xe rồi dắt xe lên vỉa

hè và leo lên xe chạy tiếp.

Lưu ý:

Chú ý đừng cung cấp thông tin mà trẻ đã biết rồi. Ví dụ, nếu bạn bảo

cô bé 10 tuổi “Sữa bị chua khi để ngoài tủ lạnh” cô bé sẽ diễn giải là bạn nghĩ

nó ngu ngốc hoặc bạn đang mỉa mai nó.

III. Nói câu ngắn gọn.

Nhiều phụ huynh kể cho chúng tôi nghe về kỹ năng thích hợp này. Họ cho

rằng nó tiết kiệm thời gian, tiết kiệm hơi thở và những lời diễn giải chán phèo.

Những đứa trẻ tuổi teen mà chúng tôi cùng làm việc cho chúng tôi biết

chúng thích từ đơn kiểu như “Cửa”... “Con chó”... hay “Cái đĩa” hơn, và chúng

thấy những từ đó dễ tiếp nhận hơn là những bài rao giảng thông thường.

Như chúng ta thấy, giá trị của câu-nói-gồm-một-từ nằm ở chỗ thay vì đưa ra

lời cằn nhằn léo nhéo, chúng ta cho trẻ cơ hội tập luyện trí sáng tạo và trí thông

minh của chúng. Khi chúng ta nói “Con chó,” trẻ buộc phải nghĩ “Con chó làm

sao?... Ối quên, chiều nay mình phải đưa nó đi dạo... À, hay là mình đưa nó đi

ngay bây giờ.”

Lưu ý:

Đừng dùng tên của trẻ như là câu-nói-gồm-một-từ của bạn. Khi trẻ

nghe thấy tên nó bị xướng lên với vẻ bất đồng nhiều lần trong ngày – “Susie” –

trẻ bắt đầu liên tưởng tên nó với sự bất mãn, bài bác.

IV.Nói về những cảm xúc của bạn.

Hầu hết phụ huynh đều nhẹ cả người khi khám phá ra rằng chia sẻ cảm xúc

thật của họ với con cái cũng có nhiều lợi ích, rằng họ không cần thiết lúc nào

cũng luôn phải tỏ ra kiên nhẫn. Trẻ không phải là vô tâm. Chúng có khả năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.