xem tivi xong?”)
Mình có thể đề xuất một sự lựa chọn về việc làm gì đó theo cách nào? (“Con
muốn đi tắm với búp bê hay là với cái thuyền của con?”)
Có cần phải thay đổi vật chất gì đó trong nhà để mời gọi sự hợp tác của con
cái? (Đóng thêm vài cái móc nữa bên dưới tủ âm tường để chúng khỏi phải
tranh giành nhau chỗ treo đồ? Có cần làm thêm mấy cái kệ trong phòng trẻ để
đỡ đần việc lau dọn?)
Cuối cùng, có nên lúc nào ở bên con là đều yêu cầu con “phải làm gì đó?”
Hay là mình nên dành chút thời gian ở bên con chỉ để “mẹ con bên nhau vui
vẻ?”
5. Tôi phải thú nhận là trong quá khứ tôi đã nói với con gái tôi tất cả mọi điều
mà tiến sĩ khuyên là không nên nói. Bây giờ tôi đang cố thay đổi và con bé khiến
tôi phải lâm vào cảnh vất vả. Tôi có thể làm gì bây giờ?
Trẻ em đã từng hay bị chỉ trích nặng nề thường rất nhạy cảm. Dù chỉ một lời
nhẹ nhàng “Bữa trưa của con” dường như cũng khiến nó coi như bản cáo trạng
về “tính hay quên” của nó. Đứa trẻ như thế có nhu cầu cần được lờ đi, không bị
quan tâm nhiều quá, nó cũng cần được ủng hộ nhiều trước khi nó bắt đầu có
thể lắng nghe những lời bóng gió nhẹ nhất về sự bất đồng. Trong những
chương sau của quyển sách này bạn sẽ tìm thấy những phương pháp giúp con
bạn tự nhìn nhận nó một cách tích cực hơn. Đồng thời sẽ có giai đoạn chuyển
tiếp mà đứa trẻ này có thể phản ứng một cách hoài nghi và thậm chí thù địch
với phương pháp mới của cha mẹ nó.
Nhưng đừng để thái độ tiêu cực của con gái bạn làm bạn nản lòng. Tất cả
những kỹ năng bạn đọc thấy trong quyển sách này đều là những cách thức bày
tỏ sự tôn trọng người khác. Rốt cuộc thì hầu hết mọi người đều phản hồi theo
cách đó.
6. Óc khôi hài có tác dụng nhất với con trai tôi. Nó rất khoái chí mỗi khi tôi