Tại sao cha mẹ lại khiến cho con cái mình giận dữ? Không phải chúng ta
không tốt, mà chúng ta thiếu kỹ năng. Chúng ta không nhận thức được lời nói
nào của mình sẽ tác động xấu tới trẻ. Chúng ta trừng phạt trẻ bởi vì không ai
dạy cho ta cách xử lý những tình huống khó khăn mà không cần phải tấn công
con cái mình.
Một người mẹ đã kể lại sự việc sau: ngày nọ, Fred, con trai cô đi học về và
ngay lập tức hét lên với mẹ khi mở cửa bước vào nhà: “Con ghét cô giáo. Cô
ấy mắng con ngay trước mặt lũ bạn, cô bảo con nói chuyện gây mất trật tự
trong lớp và phạt con phải đứng suốt cả buổi. Con sẽ không bao giờ đến lớp
nữa.”
Cơn giận dữ của cậu con trai đã khiến cho người mẹ cảm thấy lo lắng và vì
vậy cô đã thốt ra điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mình: “Con biết rõ là
phải tuân thủ nội quy. Con không thể nói chuyện bất cứ khi nào con muốn
được. Và nếu con không chịu lắng nghe con sẽ bị phạt. Mẹ hy vọng con đã rút
ra bài học cho mình.”
Sau phản ứng của mẹ trước tâm trạng bực bội của mình, Fred quay sang tức
giận luôn với mẹ. Nếu như mẹ của Fred nói như sau: “Thật là ngượng khi
phải đứng trước lớp! Còn bị mắng trước mặt bạn bè thì thật là bẽ mặt! Thảo
nào mà con tức giận đến vậy. Chẳng ai muốn bị đối xử như thế cả,” sự cảm
thông của mẹ với tâm trạng buồn bực của Fred sẽ làm dịu đi cơn giận của cậu
bé và khiến cậu hiểu rằng mình được yêu thương và thấu hiểu.
Một số cha mẹ có thể sẽ lo ngại bằng việc thừa nhận cảm xúc bực bội của con
và giúp con vượt qua nó, họ đã gửi đến con thông điệp rằng họ không quan
tâm đến hành vi sai trái của con. Nhưng mẹ của Fred có thể yên tâm, hành vi
sai trái của con trai cô xảy ra tại trường học đã được cô giáo xử l
xml:lang=“he-IL”>ý. Những gì mà đứa bé đang bị tổn thương cần lúc này
không phải là những lời mắng mỏ quở trách mà là sự cảm thông và thấu hiểu.
Cậu bé cần sự giúp đỡ của mẹ để vượt qua cảm xúc tiêu cực của mình. Sự
đồng cảm, khả năng của cha mẹ trong việc hiểu được con mình đang cảm
thấy như thế nào là điều quan trọng và vô cùng quý giá trong quá trình nuôi
dạy con cái.
105