sự ngập ngừng. Ngay cả khi sai lầm, họ vẫn hành động một cách dứt khoát.
Ngay cả khi đúng, chúng ta vẫn hành động trong nghi ngờ. Sự do dự của ta
trước bọn trẻ bắt nguồn từ đâu? Các nhà tâm l xml:lang=“he-IL”>ý học trẻ
em đã cảnh báo về những hậu quả đắt giá của một tuổi thơ không hạnh phúc,
và chúng ta luôn lo sợ rằng chúng ta có thể phá hủy cả cuộc đời của con cái
mình.
Nhu cầu được yêu thương
Hầu hết cha mẹ đều yêu thương con cái mình, nhưng điều quan trọng là con
cái không có nhu cầu cấp thiết phải được cha mẹ yêu thương từng giây từng
phút. Những ai cần tới con cái để lấp đầy cuộc hôn nhân hay ý nghĩa cuộc
sống của mình đều đang lâm vào tình thế vô cùng bất lợi. Lo sợ sẽ mất đi tình
yêu của con cái, họ không dám từ chối chúng bất cứ điều gì. Ngược lại, khi
cảm nhận được nỗi khao khát yêu thương của cha mẹ, bọn trẻ lạm dụng nó
một cách không thương tiếc. Chúng trở thành bạo chúa cai trị những người
đầy tớ lúc nào cũng khắc khoải lo âu.
Nhiều đứa trẻ đã học được cách dùng tình yêu của chúng để đe dọa cha mẹ.
Chúng sử dụng tối hậu thư một cách trắng trợn: “Con sẽ không yêu bố/ mẹ
nữa nếu…” Điều đáng sợ không nằm ở bản thân lời đe dọa của trẻ mà nằm ở
thực tế là chính cha mẹ luôn cảm thấy bị đe dọa. Một số bậc phụ huynh thực
sự bị tác động bởi lời nói của con cái: Họ khóc lóc, van xin con hãy tiếp tục
yêu thương mình, và cố gắng xoa dịu chúng bằng sự dễ dãi quá mức. Đây là
điều nguy hại cho cả hai phía.
Một buổi tối sau bữa ăn, cô bé Jill, 14 tuổi, xin phép bố mẹ được đến nhà bạn
để cùng làm bài tập. Khi bố cô bé nhắc lại quy định trong nhà: “Không ra
khỏi nhà vào các tối trong tuần,” Jill cãi lại rằng đây không phải là đi chơi mà
là đi làm bài tập. Bố cô bé đã nhượng bộ nhưng Jill phải hứa sẽ trở về nhà
trước 10:30.
xml:lang=“he-IL”>Đến 10:30, xml:lang=“he-IL”>mà Jill vẫn chưa về, bố Jill
đã phải gọi điện cho Jill. Cô bé thông báo với bố: “Con quyết định sẽ ở lại
đây đêm nay.” Bố cô đã vô cùng tức giận. Sau một hồi lời qua tiếng lại trong
107