giận dữ, Jill bị yêu cầu phải trở về nhà ngay lập tức. Bố của Jill đã không biết
rằng với việc vi phạm nội quy của chính mình, ông đã gửi tới con gái một
thông điệp: nếu luật lệ có thể phá vỡ được thì lời hứa cũng vậy. Ngày hôm
sau, Jill thậm chí còn khoe khoang với bố: “Lúc nào con cũng có thể khiến bố
làm những gì con muốn. Và con có thể khiến bố làm bất cứ điều gì.”
Sự việc này, cùng với rất nhiều sự việc tương tự khác, khiến cho bố của Jill
cảm thấy rất khó xử. Anh không hiểu tại sao việc đưa ra nội quy có thể dễ
dàng trong khi tuân thủ chúng lại khó khăn đến thế. Anh buộc phải thừa nhận
rằng cô con gái có thể khiến anh xml:lang=“he-IL”>làm bất cứ điều gì. Chỉ
khi nào anh nhận ra rằng mình đã bị tổn thương nhường nào khi bị Jill từ
chối, và rằng anh cần tình yêu của cô bé biết bao nhiêu thì khi ấy anh mới có
thể nói “không” một cách dứt khoát.
Sự thoải mái và dễ dãi thái quá
Thoải mái và dễ dãi thái quá là gì?
Thoải mái là thái độ chấp nhận sự trẻ con của con trẻ. Nó có nghĩa là chấp
nhận rằng “trẻ con sẽ vẫn là trẻ con,” rằng một chiếc sơ mi sạch trên người
một đứa trẻ bình thường sẽ không thể sạch được lâu, rằng chạy mới là phương
thức vận động bình thường của một đứa trẻ chứ không phải đi bộ, rằng một
cái cây là để leo trèo hay một chiếc gương là để phản chiếu mọi điệu bộ trên
mặt.
Bản chất của sự thoải mái là chấp nhận bọn trẻ như những con người với
những quyền hiển nhiên là được cảm xúc và ước muốn. Tự do mơ ước là
tuyệt đối và không hạn chế; mọi cảm xúc và tưởng tượng, mọi suy nghĩ và
mong muốn, mọi ước mơ và khao khát, dù thế nào cũng đều được chấp nhận,
tôn trọng, và có thể được cho phép bày tỏ thông qua những phương thức phù
hợp. Trẻ con không thể nén nhịn được cảm xúc, nhưng chúng có trách nhiệm
với cách mà chúng bày tỏ những cảm xúc đó. Bởi vậy chúng không phải chịu
trách nhiệm về cảm xúc mà chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Hành
vi sai trái không được cho phép; khi điều đó xảy ra, cha mẹ buộc phải can
thiệp và điều chỉnh chúng sang hướng khác – có thể là lời nói hoặc những
108