mình”.
RONEN: Vâng đúng thế.
MẸ: Đôi khi con thực sự cảm thấy như vậy à?
RONEN: Vâng.
MẸ: Con biết không con yêu, khi nào con cảm thấy như vậy hãy nói cho mẹ
biết nhé.
Khi khác, giới hạn cần phải được đặt ra. Khi cô bé Margaret, 4 tuổi, muốn cắt
đuôi con mèo “để xem có cái gì bên trong”, bố cô đã chấp nhận sự tò mò về
khoa học của con gái nhưng lại giới hạn hành động của cô bé bằng những lời
nói dứt khoát: “Bố biết con muốn xem bên trong nó có gì. Nhưng cái đuôi
phải ở đúng chỗ của nó. Để xem chúng ta có thể kiếm một bức tranh để chỉ
cho con thấy bên trong trông nó ra sao không nhé.”
Khi cậu bé Ted, 5 tuổi, đang vẽ nguệch ngoạc lên tường phòng khách, phản
ứng đầu tiên của mẹ cậu khi nhìn thấy là định đánh cho cậu bé một trận.
Nhưng trông cậu bé sợ hãi tới mức cô không thể đánh con được. Thay vào đó,
cô nói: “Không, Ted, tường không phải để vẽ. Đây, mẹ cho con ba tờ giấy
này.” Rồi cô bắt tay ngay vào việc vệ sinh mảng tường bị vẽ bẩn. Ted thực sự
xúc động và nói: “Mẹ ơi, con yêu mẹ.”
Hãy tự so sánh cách xử lý này với cách mà chúng ta vẫn thường thấy: “Con
đang làm gì vậy? Con bị làm sao thế? Con không biết là không được phép
làm bẩn tường à? Mẹ thực sự không biết làm gì với con nữa.”
Những phương pháp tiếp cận kỷ luật hiệu quả và không hiệu quả
Có một sự khác biệt lớn giữa phương pháp tiếp cận kỷ luật hiệu quả và không
hiệu quả. Trong quá trình rèn giũa con cái, đôi khi cha mẹ ngăn chặn những
hành vi không mong muốn, nhưng lại bỏ qua sự thôi thúc dẫn đến những hành
vi đó. Giới hạn được đặt ra ngay giữa những cuộc tranh cãi nảy lửa và thường
thì chúng không rõ ràng, thiếu nhất quán đồng thời mang ý nghĩa xúc phạm
tới trẻ. Hơn nữa, kỷ luật lại thường được thực thi vào thời điểm trẻ ít có khả
năng lắng nghe nhất, thứ ngôn ngữ truyền đạt dễ khiến trẻ có thái độ chống
110