NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 112

đối nhất. Trong hoàn cảnh ấy, trẻ sẽ bị ám ảnh bởi ấn tượng rằng không chỉ

hành động của mình bị chỉ trích mà bản thân chúng cũng không có gì tốt đẹp.

Với những phương pháp tiếp cận hiệu quả, khi kỷ luật con cái, chúng ta tập

trung vào việc trợ giúp chúng cả về hành vi lẫn cảm xúc. Chúng ta cho phép

trẻ nói ra điều chúng cảm nhận nhưng giới hạn và điều chỉnh những hành vi

không được mong đợi. Giới hạn cần được đặt ra sao cho lòng tự tôn của cả

cha mẹ và con cái đều được bảo toàn. Chúng ta không đặt ra các giới hạn một

cách tùy tiện và độc đoán, mà với ý định dạy dỗ và bồi đắp nhân cách cho trẻ.

Hãy áp dụng những giới hạn đã được đặt ra mà không tức giận hay dùng bạo

lực. Sự oán giận của trẻ về những giới hạn cần phải được đoán biết trước và

được cảm thông; trẻ không nên bị phạt thêm vì sự uất ức trước điều bị cấm

đoán.

Chỉ như vậy thì kỷ luật, khi được áp dụng, mới có thể dẫn đến sự chấp nhận

tự nguyện của trẻ, chúng ý thức được rằng cần phải kiềm chế và thay đổi hành

vi sai trái của mình. Khi đó, kỷ luật do cha mẹ đặt ra cuối cùng có thể trở

thành kỷ luật tự giác. Khi trẻ đồng tình với cha mẹ đồng thời hiểu được giá trị

của bản thân, chúng sẽ tự xây dựng cho mình những tiêu chuẩn để có thể tự

điều chỉnh bản thân.

Ba phạm vi của kỷ luật: Khuyến khích, cho phép và cấm đoán

Trẻ em cần một khái niệm rõ ràng về những hành vi được phép và không

được phép. Chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi biết đâu là giới hạn của những

hành động mình được phép làm. Chúng ta xếp hành vi của trẻ vào ba phạm vi

khác nhau:

Phạm vi đầu tiên bao gồm những hành vi được mong đợi và đồng tình, khi đó

chúng ta nói “có” với trẻ một cách thoải mái và vui vẻ. Phạm vi thứ hai là

những hành vi không được đồng tình nhưng có thể được tha thứ vì những lý

do cụ thể. Lý do đó có thể bao gồm:

1. Con đang học hỏi. Một người đang học lái xe sẽ không bị phạt khi anh ta phát tín hiệu xin đường

bên phải nhưng lại rẽ sang bên trái. Những sai lầm như vậy có thể được tha thứ với kỳ vọng vào

sự tiến bộ trong tương lai.

2. Con đang gặp khó khăn. Trong những tình huống đặc biệt nguy kịch – như tai nạn, ốm đau,

111

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.