NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 114

được làm con bé bị ướt,” sẽ rất dễ khiến trẻ gây rắc rối. Những phát ngôn mơ

hồ như vậy sẽ không giúp trẻ có được cơ sở rõ ràng cho việc ra quyết định.

Giới hạn phải được xác định một cách chắc chắn, sao cho nó chỉ chuyển tải

tới trẻ một thông điệp duy nhất: “Sự cấm đoán này là thật. Bố mẹ hoàn toàn

nghiêm túc về điều đó.” Khi cha mẹ không chắc mình phải làm gì, tốt nhất là

đừng làm gì cả mà hãy suy nghĩ và xác định rõ thái độ của mình trước. Khi

thiết lập giới hạn, các bậc cha mẹ không đưa ra được tuyên bố rõ ràng thường

bị lạc lối trong những cuộc cãi vã không có hồi kết với con cái. Những cấm

đoán được đưa ra một cách vụng về và đầy do dự sẽ trở thành một sự thách

thức với trẻ và gây ra một trận chiến giữa ý chí của hai bên mà không bên nào

có thể giành chiến thắng.

Sự cấm đoán phải được thể hiện một cách có tính toán sao cho nó giảm thiểu

mức độ oán giận và bảo toàn lòng tự tôn của trẻ. Quá trình thiết lập giới hạn,

việc nói “không” cần truyền tải được quyền lực với trẻ mà không xúc phạm

đến chúng. Nó nên được áp dụng cho một sự việc cụ thể, chứ không phải là

một câu chuyện dài vẫn đang tiếp diễn. Sau đây là ví dụ cho thấy cách hành

xử không hiệu quả của cha mẹ:

Cô bé Annie, 8 tuổi, đang đi cùng mẹ tới trung tâm thương mại. Trong khi mẹ

đang mua sắm, Annie lang thang tại gian hàng đồ chơi và chọn cho mình ba

món đồ. Khi mẹ cô bé quay lại, Annie hỏi một cách tự tin: “Con có thể mang

thứ gì trong mấy món này về nhà hả mẹ?” Vừa bỏ ra rất nhiều tiền để mua

một chiếc váy mà mình không thực sự thích, mẹ cô bé đã thốt lên: “Lại đồ

chơi nữa ư? Con đã có quá nhiều đồ chơi đến nỗi chẳng biết phải làm gì với

chúng. Con cứ nhìn thấy cái gì là muốn có ngay cái đó. Đã đến lúc con cần

học cách kiềm chế lòng tham của mình rồi đấy.”

Chỉ một phút sau, nhận ra nguồn gốc cơn giận bất ngờ của mình, người mẹ đã

cố gắng xoa dịu con gái và mua chuộc cô bằng một que kem. Nhưng sự buồn

rầu vẫn hiển hiện trên gương mặt của Annie.

Khi trẻ yêu cầu thứ gì đó mà chúng ta buộc phải từ chối, ít nhất ta cũng có thể

mang đến cho trẻ sự thỏa mãn vì đã mong muốn có nó. Hãy ban cho trẻ ít

nhất là trong tưởng tượng thứ mà chúng ta không thể thỏa mãn trẻ trong thực

113

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.