tế. Đó là một cách nói “không” ít gây tổn thương hơn. Mẹ của Annie đã có
thể nói: “Con muốn được mang mấy món đồ chơi này về nhà ư.”
ANNIE: Có được không mẹ?
MẸ: Con nghĩ sao?
ANNIE: Con đoán là không rồi! Nhưng tại sao lại không được ạ? Con thực sự
muốn có một món đồ chơi!
MẸ: Nhưng con có thể có một quả bóng bay hoặc đi ăn kem mà. Hãy chọn
thứ con thích hơn đi.
Có thể Annie sẽ đưa ra một lựa chọn hoặc sẽ khóc. Trong cả hai tình huống,
người mẹ sẽ vẫn giữ quyết định của mình, cùng với những lựa chọn cô đưa ra
cho con. Cô cũng có thể bày tỏ một lần nữa sự cảm thông trước mong muốn
có đồ chơi của con gái – tuy nhiên, giới hạn vẫn cần phải được giữ vững:
“Con ước mình có thể có ít nhất một trong những món đồ chơi kia. Con rất
muốn có chúng. Nghe con khóc là mẹ hiểu con thích chúng thế nào. Ước gì
mẹ có đủ tiền để mua chúng cho con ngày hôm nay.”
Khi một cô bé tuyên bố không muốn tới trường, thay vì khăng khăng rằng:
“Con phải đi học. Các bạn khác cũng phải tới lớp. Đó là luật. Mẹ không muốn
thầy giám thị đến nhà ta hôm nay,” một phản ứng với nhiều sự quan tâm hơn
sẽ giúp trẻ đạt được ước muốn của mình trong tưởng tượng: “Con ước mình
không phải tới trường ngày hôm nay. Con ước hôm nay là thứ Bảy chứ không
phải thứ Hai để có thể đi chơi với bạn. Con ước ít nhất cũng xml:lang=“he-
IL”>có thể ngủ nướng thêm một chút nữa. Mẹ biết rồi. Sáng nay con thích ăn
gì nào?”
Tại sao thỏa mãn trẻ trong tưởng tượng lại ít gây tổn thương hơn là từ chối
thẳng thừng? Bởi vì câu trả lời chi tiết của bố mẹ cho thấy họ hiểu rõ con cái
mình cảm thấy ra sao. Khi được thấu hiểu, chúng ta cảm thấy được yêu
thương. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đang ngắm nghía một bộ váy tuyệt đẹp
trong một cửa hàng đắt tiền, người yêu của bạn nhìn bạn và nói: “Em bị làm
sao vậy? Em đang nhìn cái gì thế! Em biết là tài chính của chúng ta đang khó
khăn mà. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ mua nổi những thứ đắt tiền như vậy
114