khiến trẻ hợp tác với cha mẹ:
1. Thừa nhận mong ước của trẻ và biểu đạt nó bằng những từ ngữ đơn giản: “Con ước con có thể đi
xem phim tối nay.”
2. xml:lang=“he-IL”>Định ra giới hạn một cách rõ ràng cho từng hành động cụ thể: “Nhưng quy
định trong nhà chúng ta là ‘không đi xem phim vào các buổi tối trong tuần.”
3. Chỉ ra cách để mong ước của trẻ có thể được thỏa mãn ít nhất là phần nào: “Con có thể đi xem
phim vào tối thứ Sáu hoặc thứ Bảy mà.”
4. Giúp đỡ trẻ bày tỏ cảm giác buồn bực xml:lang=“he-IL”>có thể nảy sinh khi những điều ngăn
cấm bị áp đặt và sau đó thể hiện sự cảm thông:
“Rõ ràng là con không thích những quy định này rồi.”
“Con ước gì không có những quy định đó.”
“Con ước quy định này biến thành: ‘Mọi tối đều có thể đi xem phim.’”
“Khi con trưởng thành và có gia đình riêng, hẳn là con sẽ thay đổi quy định
này.”
xml:lang=“he-IL”>Đưa ra giới hạn theo hình mẫu như trên không phải lúc
nào cũng cần thiết hoặc khả thi. Đôi khi, giới hạn cần phải được nêu ra trước
rồi cảm xúc mới được xem xét sau. Khi cậu con trai định ném một hòn đá vào
em mình, người mẹ nên nói: “Không phải vào em con, vào cái cây kia kìa!”
Cô sẽ làm chệch hướng cậu bé một cách rất tài tình bằng cách chỉ vào
xml:lang=“he-IL”>cái cây. Sau đó, xml:lang=“he-IL”>cô có thể quay sang
với cảm xúc của con trai và gợi ý một số cách vô hại để giúp cậu bé thể hiện
chúng:
“Hẳn là con đã tức giận đến nỗi muốn ném đá vào em.”
“Có thể con đang rất giận dữ. Trong thâm tâm, con có thể ghét em, nhưng
không được làm em bị thương con ạ.”
“Nếu muốn, con có thể ném những viên đá đó vào cái cây.”
“Nếu muốn, con có thể nói hoặc cho mẹ thấy là con đang tức giận như thế
nào.”
Giới hạn nên được diễn đạt sao cho lòng tự tôn của trẻ không bị thách thức.
Giới hạn sẽ được để tâm hơn khi chúng được tuyên bố một cách ngắn gọn và
116