con không còn cảm thấy đơn độc nữa.”
Công bằng hay khác biệt: Hãy dành tình yêu đặc biệt cho từng đứa trẻ
Thường thì những ông bố bà mẹ mong muốn đối xử tuyệt đối công bằng với
tất cả những đứa con của mình cuối cùng sẽ trở nên tức giận với chúng.
Không có gì thất sách như việc đo đếm sự công bằng. Khi một người mẹ
không thể đưa quả táo to hơn hay cái ôm chặt hơn cho một đứa con của mình
vì lo sợ sẽ khiến cho những đứa còn lại ghen tỵ thì cuộc sống sẽ trở nên thật
nặng nề. Những cố gắng nhằm đong đếm tình cảm hay vật chất có thể khiến
bất kỳ ai trở nên mệt mỏi và tức giận. Trẻ không khao khát sự chia sẻ tình yêu
một cách bình đẳng: Chúng cần được dành cho một thứ tình yêu đặc biệt, duy
nhất và không thay đổi. Mấu chốt của vấn đề là sự khác biệt chứ không phải
là sự công bằng.
Chúng ta không yêu tất cả những đứa con của mình theo một cách giống nhau
và hoàn toàn không cần phải giả vờ tỏ ra như thế. Chúng ta yêu mỗi đứa theo
một cách đặc biệt duy nhất và không cần phải vất vả che giấu làm gì. Càng
thận trọng tránh sự phân biệt đối xử, ta càng khiến trẻ tỉnh táo hơn trong việc
phát hiện những bằng chứng của sự bất bình đẳng.
Dù vô tình hay cố ý, chúng ta đều nhận thấy mình đang rơi vào thế sẵn sàng
đối phó với những trận khóc lóc phổ biến của trẻ: “Như thế là không công
bằng.”
Cha mẹ đừng để con cái lôi kéo mình bằng sự lên án của chúng. Chúng ta
không yêu cầu tình tiết giảm nhẹ, không kêu oan, cũng không bác bỏ trách
nhiệm của mình. Hãy chống lại mong muốn giải thích hay bào chữa. Đừng để
bị sa đà vào những tranh cãi không bao giờ có hồi kết về sự công bằng hay
không công bằng của những quyết định mà chúng ta đưa ra. Và trên hết, đừng
để bị đẩy đến tình thế phải phân chia hay đong đếm tình cảm của mình vì mục
đích của sự công bằng.
Với mỗi đứa trẻ, hãy truyền tới tình cảm đặc biệt duy nhất mà ta dành cho
chúng chứ không phải là sự công bằng hay tương tự. Khi dành một vài phút
hay một vài giờ với một trong những đứa con của mình, chúng ta hãy toàn
146