léo bằng tình yêu và sự trân trọng.
Ngôn ngữ của tình thương: Loại bỏ sự đố kỵ
Những đứa trẻ còn nhỏ tuổi bộc lộ sự ghen tỵ của chúng một cách không khéo
léo: Chúng hỏi xem khi nào em bé chết hay gợi ý xml:lang=“he-IL”>rằng
“nó” nên được gửi trả lại bệnh viện hoặc nhét vào thùng rác. Những đứa trẻ
manh động hơn thậm chí còn có thể thực hiện cả một chiến dịch quân sự
nhằm chống lại kẻ xâm chiếm. Chúng quấy rối em mình một cách không
thương tiếc: Chúng có thể ôm em chặt như một con trăn đang tiêu diệt con
mồi, chúng đẩy, đấm hay đánh em liên tục bất cứ khi nào có thể. Trong những
trường hợp nghiêm trọng, sự đố kỵ của anh chị em ruột có thể gây ra tổn
thương không thể chữa lành.
Là cha mẹ, chúng ta không thể cho phép trẻ bắt nạt em mình. Những sự tấn
công ác ý xml:lang=“he-IL”>, dù bằng hành động hay lời nói cũng phải được
ngăn chặn bởi chúng gây tổn thương cho cả nạn nhân lẫn thủ phạm. Cả hai
bên đều cần tới sự cứng rắn và sự quan tâm của cha mẹ. May mắn là
xml:lang=“he-IL”>để bảo vệ sự an toàn thể chất cho đứa trẻ nhỏ hơn, chúng
ta không cần phải tấn công vào sự yên ổn về tình cảm của đứa trẻ lớn hơn.
Khi một đứa trẻ 3 tuổi bị bắt quả tang đang bắt nạt em mình, hành động của
trẻ cần được ngăn chặn ngay lập tức còn động cơ thì cần được nêu ra một
cách cởi mở:
“Con không thích em.”
“Con rất giận em.”
“Hãy cho mẹ thấy con giận em như thế nào. Mẹ sẽ xem.”
Hãy đưa cho trẻ một con búp bê lớn hay một tờ giấy và bút đánh dấu. Trẻ có
thể la mắng búp bê hay vẽ lên đó những đường nét thể hiện sự tức giận.
Chúng ta không gợi ý trẻ làm gì, chỉ quan sát với con mắt trung lập và đáp lại
bằng giọng nói cảm thông. Khi đó, ta sẽ không bị sốc bởi sự dữ tợn của cảm
xúc. Những cảm xúc đó là chân thực còn sự tấn công lại hoàn toàn vô hại.
Cơn giận dữ được giải tỏa lên những vật vô tri vô giác sẽ tốt hơn nhiều so với
144