NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 146

khi nó được trút lên em bé hay chính bản thân đứa trẻ. Ý kiến của chúng ta về

việc này cần phải ngắn gọn:

“Con đang cho mẹ thấy con tức giận như thế nào!”

“Bây giờ thì mẹ đã biết.”

“Khi con tức giận, hãy đến và nói với mẹ.”

Phương pháp này giúp làm giảm sự ghen tỵ một cách hiệu quả hơn so với

trừng phạt hay xúc phạm trẻ. Ngược lại, phương pháp sau đây sẽ không giúp

ích được gì. Khi mẹ của cậu bé Walter 4 tuổi bắt gặp con trai đang lấy chân

kéo rê em trai mình, cô đã nổi giận đùng đùng: “Có chuyện gì với con vậy?

Con muốn giết chết em sao? Con muốn giết chính em mình hả? Con có biết là

con có thể làm em tàn tật suốt đời không? Con muốn em con bị què à? Mẹ đã

nói với con bao nhiêu lần là không được mang em ra khỏi nôi. Không được

động vào em, con đừng có bao giờ động vào em đấy!” Phản ứng như vậy sẽ

chỉ làm Walter oán giận thêm. Vậy điều gì sẽ có ích hơn cho cậu bé? “Không

được làm tổn thương em bé. Con yêu, đây là con búp bê của con này. Con có

thể kéo rê nó như thế nào tùy thích.”

xml:lang=“he-IL”>Đối với những đứa trẻ lớn hơn cũng vậy, chúng ta cũng

cần phải đối diện với cảm xúc ghen tỵ của chúng. Chúng ta có thể chuyện trò

một cách cởi mở hơn:

“Thật dễ nhận thấy là con không thích em.”

“Con ước gì em con không xuất hiện.”

“Con ước con là đứa con duy nhất.”

“Con ước mẹ chỉ là để dành cho mỗi con.”

“Con tức giận khi nhìn thấy mẹ cuống quít lên với em.”

“Con muốn mẹ ở với con.”

“Con tức giận tới mức có thể đấm em. Mẹ không thể cho phép con làm tổn

thương em, nhưng con có thể nói cho mẹ biết khi nào con cảm thấy bị bỏ rơi.”

“Khi con cảm thấy cô đơn, mẹ sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa cho con, để

145

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.