hoặc tự làm với sự giúp đỡ của con) mô phỏng các thành viên trong gia đình,
một bác sĩ và một y tá. Trong khi điều khiển những con búp bê phù hợp bằng
tay và giả giọng chúng, người mẹ nói: “Mẹ sẽ đi bệnh viện để chữa bệnh cho
khỏi ốm. Mẹ sẽ không có ở nhà. Mẹ sẽ không có ở trong bếp, không ở trong
phòng ngủ hay phòng khách. Mẹ sẽ ở trong bệnh viện để gặp bác sĩ và được
chữa bệnh cho khỏi ốm. Yvette khóc: Con muốn mẹ của con! Con muốn mẹ
của con! Nhưng mẹ ở trong bệnh viện để chữa bệnh. Mẹ yêu Yvette và rất
nhớ cô. Mẹ nhớ cô mỗi ngày. Mẹ nghĩ về Yvette và yêu cô. Yvette cũng yêu
mẹ. Sau đó mẹ trở về nhà, Yvette vô cùng hạnh phúc, cô bé ôm và hôn mẹ.”
Vở kịch chia ly – tái hợp được người mẹ và cô con gái diễn đi diễn lại nhiều
lần. Lúc đầu, hầu hết là mẹ cô bé nói chuyện nhưng sau đó Yvette đã làm điều
này. Sử dụng những con búp bê phù hợp, cô bé nói với bác sĩ và y tá hãy
chăm sóc mẹ cô thật tốt, chữa khỏi bệnh để mẹ cô sớm được về nhà.
Trước khi mẹ rời nhà, Yvette yêu cầu mẹ chơi lại trò chơi đó một lần nữa.
Yvette đóng hết tất cả các vai và kết thúc bằng những lời nói trấn an: “Mẹ
đừng lo, con sẽ ở đây đợi mẹ trở về.”
Trước khi đi, mẹ cô bé cũng chuẩn bị một vài điều hữu ích khác cho con gái:
Cô cho Yvette làm quen với người bảo mẫu mới, đặt một tấm hình lớn của cô
với Yvette trên tủ quần áo, ghi âm một số câu chuyện yêu thích của con cũng
như những lời nhắn yêu thương để cô bé nghe trước khi đi ngủ. Trong những
giây phút mà cô bé sẽ không khỏi cảm thấy cô đơn, bức hình và những lời nói
của mẹ đã tái khẳng định với Yvette rằng tình yêu của mẹ vẫn luôn ở gần và
sưởi ấm cho cô bé.
Lo lắng vì mắc lỗi: Sai một ly đi một dặm
Một cách vô tình hay cố ý xml:lang=“he-IL”>, các bậc cha mẹ vẫn khơi dậy
cảm giác tội lỗi nơi con cái mình. Tội lỗi, xml:lang=“he-IL”>cũng giống như
muối, là thứ gia vị quan trọng tạo nên hương vị cuộc sống, nhưng nó không
bao giờ nên là thức ăn chính. Khi trẻ vi phạm một quy tắc về hành vi hay đạo
đức xã hội, cha mẹ sẽ góp ý về tội lỗi của chúng. Tuy nhiên, khi bị cấm không
được có những cảm xúc tiêu cực hay suy nghĩ “xấu”, chắc chắn trẻ sẽ không
151