NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 59

Cậu bé Peter, 7 tuổi, cứ bắn súng hơi vào cậu em trai nhỏ của mình. Mẹ cậu

quay sang nói: “Đừng nhắm vào em bé. Hãy bắn vào bia ấy.” Peter lại bắn

vào cậu em một lần nữa. Lần này, mẹ cậu bé lấy khẩu súng khỏi tay cậu và

nói: “Con người không phải là mục tiêu để bắn.”

Mẹ Peter đã làm những gì mà cô cảm thấy cần thiết để bảo vệ đứa con nhỏ

hơn đồng thời xác nhận với đứa con lớn tiêu chuẩn của cô về những hành vi

được chấp nhận. Peter có được bài học về hậu quả mà những hành vi của

mình gây ra trong khi không hề cảm thấy bị tổn thương. Các lựa chọn mà cậu

có rất rõ ràng: bắn đúng vào bia hoặc là không được phép chơi súng nữa.

Trong trường hợp này, mẹ của Peter đã chủ động tránh cái bẫy mà các bậc cha

mẹ hay vấp phải. Cô không kể lể về những điều chắc chắn sẽ xảy ra: “Dừng

lại ngay, Peter! Con không biết làm gì hay hơn là bắn vào em sao? Con không

tìm ra mục tiêu nào tốt hơn à? Nếu con còn làm thế một lần nữa, con nghe rõ

đấy, một lần nữa thôi, con sẽ không bao giờ được sờ vào khẩu súng đó nữa!”

Trừ trường hợp bạn có một đứa con dễ bảo và cực kỳ ngoan ngoãn, phản ứng

của đứa trẻ trước lời cảnh báo như thế sẽ là lặp lại điều vừa bị cấm đoán.

Chẳng cần mô tả gì thêm về những gì diễn ra sau đó – cha mẹ nào cũng có thể

dễ dàng tái diễn sai lầm này.

Hối lộ: Sự ngụy biện của phương án “Nếu-Thì”

Một sai lầm tương tự là nói trực tiếp với trẻ rằng nếu trẻ làm (hoặc không

làm) điều gì đó thì sẽ được thưởng:

“Nếu con chơi ngoan với em thì mẹ sẽ đưa con đi xem phim.”

“Nếu con thôi tè dầm ra giường thì mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe đạp nhân

dịp Giáng sinh.”

“Nếu con học thuộc bài thơ thì mẹ sẽ cho con đi bơi thuyền.”

Phương pháp “nếu-thì” này đôi khi sẽ thôi thúc trẻ hoàn thành một mục tiêu

tức thì nào đó. Nhưng nó hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ, khuyến

khích sự nỗ lực một cách bền bỉ. Những điều kiện mà chúng ta đặt ra truyền

đạt tới trẻ thông điệp rằng chúng ta nghi ngờ khả năng thay đổi và hoàn thiện

bản thân của trẻ. “Nếu con học thuộc bài thơ này” cũng có nghĩa là “Bố mẹ

58

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.