mẹ không nên khuyến khích sự gian lận đó.
Mỉa mai châm biếm: Rào cản của sự học hỏi
Những ông bố bà mẹ có tài mỉa mai châm biếm là mối nguy hại nghiêm trọng
tới sức khỏe tinh thần của con cái họ. Giống như những mụ phù thủy với ma
thuật ngôn từ, họ dựng lên một hàng rào âm thanh vững chãi, ngăn cách với
sự giao tiếp hiệu quả:
“Mẹ phải nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần nữa? Con bị điếc à? Sao con không
nghe thế?”
“Con thật là thô lỗ. Con chui từ rừng ra đấy à? Con đúng là ngợm rừng đấy
biết không.”
“Con bị làm sao vậy? Con bị điên hay chỉ ngu ngốc thôi hả? Con sẽ chẳng có
kết cục tốt đẹp đâu!”
Những ông bố bà mẹ này không ý thức được rằng nhận xét của họ là những
đòn tấn công và khiêu khích sự đáp trả, chúng hủy hoại kênh giao tiếp hòa
bình giữa cha mẹ và con cái bằng những ảo tưởng về sự trả thù của trẻ.
Những lời mỉa mai và lên lớp cay độc không có chỗ trong quá trình nuôi dạy
con cái. Tốt nhất, chúng ta nên tránh những lời như “Sao con lại nghĩ mình
biết tuốt thế? Con có bao giờ chịu suy nghĩ gì đâu. Con cho rằng mình thông
minh đến thế cơ à!” Dù cố tình hay vô ý, chúng ta cũng không nên làm xấu đi
hình ảnh của con cái trong mắt bản thân chúng cũng như bạn bè của chúng.
Quyền lực đòi hỏi sự ngắn gọn, súc tích: Cha mẹ nói ít trẻ sẽ hiểu nhiều
“Con nói chuyện như một ông bố bà mẹ thực thụ vậy.” Câu nói này đối với
trẻ không phải là một lời khen, bởi các ông bố bà mẹ thường có tính xấu là
nói quá nhiều, lặp lại quá nhiều những điều không cần thiết. Khi cha mẹ làm
như vậy, trẻ không lắng nghe nữa, chúng sẽ nhủ thầm: “Đủ rồi đấy!”
Mỗi ông bố bà mẹ đều nên học những phương thức kinh tế nhất để đáp lời
con trẻ, để những sự cố nhỏ không biến thành thảm họa. Câu chuyện sau đây
cho thấy sức mạnh của một nhận xét ngắn gọn so với những giải thích dài
dòng.
60