NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 62

Khi mẹ đang chào tạm biệt khách ở cổng thì cậu bé Al, 8 tuổi, chạy tới mách

mẹ trong nước mắt giàn giụa: “Cứ khi nào con có bạn tới chơi là Ted lại kiếm

cớ trêu chọc chúng con. Anh ấy không bao giờ để chúng con yên cả. Mẹ đừng

để anh ấy làm như vậy nữa.”

Mọi khi, mẹ của Al hẳn đã quát lên với Ted: “Mẹ phải nói bao nhiêu lần là

con không được trêu em hả? Con phải nghe lời chứ, nếu không mẹ sẽ nhốt

con vào hầm cả tháng đấy.”

Lần này, cô nhìn Ted và nói: “Ted, con chọn đi. Một là con sẽ phải nghe mẹ

rầy la như mọi khi, hai là con hãy tự giải quyết lấy.” Ted cười và trả lời:

“Được rồi mẹ, con sẽ không làm vậy nữa.”

Mẩu hội thoại sau giữa cô bé Ruth, 12 tuổi và mẹ, sẽ cho chúng ta thấy một

câu trả lời ngắn gọn và đầy cảm thông có thể ngăn chặn những tranh cãi vô

ích như thế nào.

RUTH: Mẹ, mẹ có biết trường cấp ba cũng là chỗ hẹn hò yêu đương không?

MẸ: Ồ, vậy sao con?

RUTH: Vâng, ở đó bọn con trai và con gái cứ tiệc tùng với nhau suốt.

MẸ: Vậy là con đang mong được sang cấp ba chứ gì?

RUTH: Ồ, vâng!

Mẹ của Ruth kể lại, trước kia hẳn là cô đã giảng giải cho con gái một hồi rằng

không được lãng phí thời gian vào yêu đương, rằng trường là để học chứ

không phải chỗ để hẹn hò và rằng con còn quá nhỏ để nghĩ đến những thứ đó.

Hậu quả bao giờ cũng là những tranh cãi dài dòng và tâm trạng nặng nề của

hai mẹ con. Lần đó, cô chỉ thừa nhận niềm mong đợi của con gái.

Một lời nói dí dỏm bao giờ cũng có giá trị hơn nhiều so với cả tá những lời lẽ

thông thường. Cậu bé Ron, 12 tuổi, nhìn thấy mẹ đang chuyển hoa quả từ

chiếc xe đẩy dùng để đi chợ sang bàn bếp. Cậu bé cười nhăn nhở nói: “Mẹ ơi,

mẹ hãy làm điều đúng đắn dù chỉ một lần thôi được không, hãy cho luôn hoa

quả vào tủ lạnh ấy.”

61

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.