NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 64

Diane, 12 tuổi, là người ăn chay. Ngay khi ngồi vào bàn ăn tối ngày hôm đó,

cô bé đã than vãn: “Con đang đói mèm rồi đây. Bữa tối đâu rồi ạ?”

MẸ: Ồ, chắc con phải đói lắm rồi.

DIANE: Ôi cà tím hả mẹ. Con không thích món này lắm.

MẸ: Con hơi thất vọng à.

DIANE: Ít phô mai quá mẹ ạ!

MẸ: Con muốn cho thêm phô mai vào món cà tím của con.

DIANE: Ôi, chắc là không sao đâu mẹ ạ. Nhưng thường thì mẹ làm món này

ngon hơn.

Thay vì phản ứng lại với con gái: “Con biết là mẹ phải làm đồ ăn riêng cho

con. Ít nhất thì con cũng phải biết trân trọng điều đó chứ,” mẹ của Diane đã

tránh được một cuộc cãi vã chỉ bằng cách phản ánh lại cảm xúc của con gái.

Nguyên tắc với lời nói dối: Học cách không khuyến khích trẻ nói dối nữa

Cha mẹ thường rất tức giận khi con cái nói dối, đặc biệt là khi lời nói dối quá

hiển nhiên còn thủ phạm thì lại quá vụng về. Thật là điên tiết khi nghe một

đứa trẻ khăng khăng rằng mình không động vào bức tranh còn ướt màu hay

ăn sô cô la trong lọ khi bằng chứng đang phơi đầy ra trên mặt và trên áo của

thủ phạm.

Lời nói dối bị thôi thúc. Cha mẹ không nên hỏi những câu khiến trẻ có xu

hướng phải nói dối để phòng vệ. Trẻ con rất ghét bị cha mẹ chất vấn, đặc biệt

là khi chúng nghi ngờ rằng họ đã biết trước câu trả lời. Chúng ghét những cái

bẫy mà cha mẹ đặt ra từ những câu hỏi, thứ luôn buộc chúng phải nói dối một

cách vụng về hoặc thừa nhận lỗi lầm trong sự xấu hổ.

Cậu bé Quentin, 7 tuổi, đã làm vỡ chiếc xe tải đồ chơi ngay khi vừa được bố

tặng. Cậu bé rất sợ hãi và đem giấu những mảnh vỡ xuống tầng hầm. Khi tìm

thấy những gì còn lại của món đồ chơi, bố cậu bé đã đặt ra những câu hỏi

khiến cho chiến tranh bùng nổ.

BỐ: Chiếc xe tải mới của con đâu?

63

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.