Nhưng Willie khăng khăng: “Không, con ghét bà, con ghét bà, con không
muốn gặp bà nữa.” Mẹ cậu bé giờ đã thực sự nổi cáu, cô quyết định dùng biện
pháp giáo dục mạnh mẽ hơn. Cô phát vào mông Willie.
Willie, vì không muốn bị phạt thêm, đã thay đổi giọng điệu: “Mẹ ơi, thực ra là
con yêu bà.” Lúc đó mẹ Willie đã phản ứng thế nào? Cô ôm hôn con và khen
cậu là một đứa bé ngoan.
Willie bé bỏng đã học được gì từ sự thay đổi thái độ này? Thật nguy hiểm khi
nói thật hay chia sẻ cảm xúc thật với mẹ. Khi mình trung thực, mình bị phạt,
còn khi nói dối thì lại được yêu thương. Sự thật khiến mình bị tổn thương.
Hãy tránh xa nó ra. Mẹ yêu những đứa trẻ dối trá. Mẹ thích nghe những điều
dễ chịu. Hãy chỉ nói với mẹ những điều mẹ muốn nghe chứ không phải những
gì mình thực sự cảm nhận.
Vậy, nếu mẹ của Willie muốn dạy cho con trai phải trung thực, cô sẽ trả lời
cậu bé ra sao?
Cô sẽ thừa nhận sự bực bội trong lòng cậu bé: “Ôi con không còn yêu bà nữa
ư. Con có muốn kể cho mẹ nghe xem bà đã làm gì khiến con giận dỗi như vậy
không?” Cậu bé có thể sẽ trả lời: “Bà chỉ mang quà cho em bé mà không
mang quà cho con.”
Nếu muốn dạy trẻ đức tính trung thực, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để
lắng nghe cả những sự thực dễ chịu và những sự thực đau lòng. Nếu muốn trẻ
lớn lên trở thành những người trung thực, chúng ta không nên khuyến khích
chúng nói dối về những cảm xúc của mình, cho dù những cảm xúc đó là tích
cực, tiêu cực hay đan xen lẫn lộn. Chính từ phản ứng của cha mẹ trước những
cảm xúc trẻ thể hiện mà chúng rút ra bài học rằng sự trung thực có phải là
cách tốt nhất hay không.
Lời nói dối nói lên sự thật. Khi bị trừng phạt vì nói thật, trẻ sẽ nói dối để tự
phòng vệ. Trẻ cũng thường nói dối để có được chút ảo tưởng về những thứ mà
chúng không có trong thực tế. Những lời nói dối nói lên sự thật về những nỗi
sợ hãi và hy vọng. Chúng cho ta biết điều mà một người muốn làm hay muốn
trở thành. Nếu thờ ơ ta sẽ chỉ thấy lời nói dối thể hiện những điều mà người
65