QUENTIN: Chắc là nó ở đâu đó.
BỐ: Bố không thấy con chơi với nó.
QUENTIN: Con không biết nó ở đâu nữa.
BỐ: Con tìm nó đi. Bố muốn nhìn thấy nó.
QUENTIN: Có lẽ ai đó đã lấy trộm nó rồi.
BỐ: Con đúng là kẻ nói dối đáng nguyền rủa! Con đã làm vỡ chiếc xe! Đừng
có nghĩ là con sẽ được bỏ qua chuyện này. Bố ghét nhất là những kẻ dối trá
đấy!
Đây rõ ràng là cuộc chiến không cần thiết. Thay vì âm thầm chơi trò cảnh sát
điều tra và công tố viên, kết án con trai là kẻ dối trá, bố của Quentin có thể sẽ
giúp ích nhiều hơn cho cậu bé bằng cách nói: “Bố thấy là chiếc xe tải mới của
con bị vỡ rồi. Con có nó chưa được bao lâu. Thật tiếc quá. Con đã rất thích
nó.”
Khi đó đứa trẻ có thể sẽ có được những bài học quý: Bố hiểu mình. Mình có
thể kể với bố những rắc rối của mình. Mình cần cẩn thận hơn với những món
quà mà bố tặng. Mình cần phải khéo léo hơn.
Chúng ta không nên đặt ra những câu hỏi khi đã biết trước câu trả lời. Ví dụ,
không nên hỏi: “Con đã dọn phòng như mẹ nói chưa?” trong khi đang nhìn
vào căn phòng bừa bộn của con. Hay “Hôm nay con có đi học không?” sau
khi vừa được nhà trường thông báo là con nghỉ học. Một lời khẳng định sẽ là
giải pháp ưu việt hơn nhiều: “Mẹ thấy là phòng của con chưa được lau dọn.”
Hoặc “Bố mẹ vừa được thông báo là hôm nay con không đến lớp.”
Vì sao trẻ lại nói dối? Đôi khi, trẻ nói dối bởi chúng không được phép nói sự
thật.
Cậu bé Willie, 4 tuổi, lao vào phòng khách đầy vẻ tức tối và kêu ca với mẹ:
“Con ghét bà!” Mẹ cậu hoảng hồn đáp: “Ôi không, con không ghét bà đâu.
Con yêu bà mà! Trong gia đình chúng mình không ghét nhau. Hơn nữa bà đã
cho con rất nhiều quà và đưa con đi chơi nhiều nơi nữa. Sao con lại có thể nói
một điều tệ hại như vậy?”
64