Mẹ cậu đáp lời: “Mẹ đã một lần làm điều đúng đắn rồi. Mẹ đã sinh ra con.
Giờ thì giúp mẹ cho hoa quả vào tủ lạnh đi nào.” Ron cười khúc khích và
chạy lại giúp mẹ.
Hoàn cảnh đó có thể đã dễ dàng khiến mẹ của Ron khơi mào một cuộc đấu
khẩu: “Con nói thế là có ý gì. Hãy làm điều gì đúng đắn đi! Con nghĩ mình là
ai mà lại nói chuyện với mẹ như thế?” Thay vào đó, cô thể hiện quyền lực của
mình bằng sự hài hước và lời lẽ ngắn gọn.
Một người cha kể lại chuyện anh đã vui mừng thế nào khi nghe con gái mình
dùng sự hài hước của mình để làm tan đi sự giận dữ và phẫn nộ. Một ngày
trước Giáng sinh, anh và cô con gái 8 tuổi Megan đang cố lắp một cây thông
giả. Thật không dễ gì ghép được các cành cây vào đúng chỗ của chúng và anh
càng lúc càng trở nên mất kiên nhẫn. Cuối cùng, cái cây cũng được lắp xong
để chờ trang trí. Nhưng ngay khi anh treo ngôi sao lên một cành cây thì cái
cây đổ sập xuống. Anh giận dữ hét lên: “Thế là quá đủ rồi đấy!” Megan chạy
lại ôm bố và nói: “Bố, con cá bây giờ bố đang ước mình là người Do Thái.”
Quyền lực đòi hỏi sự ngắn gọn và im lặng đúng lúc
Câu chuyện sau đây chỉ ra sức mạnh của sự im lặng. Cậu bé Scott, 7 tuổi, bị
đau chân, nhưng điều đó đã không ngăn cậu đi dự tiệc vào buổi tối. Sáng hôm
sau cậu bé nói với mẹ: “Con không thể đi học được. Chân con đau quá.” Mẹ
cậu đã định trả lời rằng: “Nếu con có thể đi dự tiệc thì cũng có thể đi đến
trường.” Nhưng bà không nói gì cả. Sự im lặng trở nên nặng nề. Vài phút sau,
Scott hỏi: “Mẹ có nghĩ con nên đi học không?” Mẹ cậu bé đáp: “Con đang
băn khoăn à?” Scott nói: “Vâng” và nhanh chóng đi thay quần áo.
Sự im lặng của mẹ đã giúp Scott tự đưa ra quyết định của mình rằng cái chân
đau không ngăn được cậu đi tiệc tùng thì cũng không ngăn được cậu đến
trường. Nếu mẹ giành phần chỉ ra điều đó cho cậu thấy, hẳn cậu đã cãi lại và
kéo cả hai mẹ con vào bầu không khí u ám.
Đối với trẻ, hãy luôn nhớ nguyên tắc ít mà nhiều; trong tình huống sau đây,
người mẹ đã tránh được tình huống cô con gái Diane làm cả nhà phải chịu lây
tâm trạng không vui của mình.
62