đang tò mò và háo hức xé toạc chiếc hộp để xem bên trong có gì, mẹ cậu nhìn
con trai đầy bối rối và lo lắng.
MẸ: Robert, thôi đi con! Con đang làm hỏng món quà đấy! Con phải nói gì
khi được nhận quà nhỉ?
ROBERT (nói trong giận dữ): Cảm ơn!
MẸ: Thế mới là cậu bé ngoan chứ.
Đáng ra mẹ của Robert đã có thể dạy bài học về phép lịch sự này cho con trai
một cách ít thô lỗ hơn và hiệu quả hơn. Cô có thể nói: “Cảm ơn bác Patricia
về món quà xinh xắn này.” Sau khi nghe mẹ nói, Robert có thể sẽ tiếp lời
bằng câu nói cảm ơn của chính mình. Nếu cậu bé không làm vậy thì mẹ cậu
vẫn có thể dạy bảo con trai về phép lịch sự sau khi chỉ còn hai mẹ con với
nhau. Khi đó, cô có thể nói: “Bác Patricia thật là chu đáo khi nghĩ đến con và
tặng con quà. Chúng mình hãy cùng viết cho bác ấy một tấm thiệp cảm ơn
con nhé. Bác ấy sẽ rất mừng vì chúng ta nghĩ đến bác.” Mặc dù phức tạp hơn
một chút so với một lời quở mắng trực tiếp, cách giải quyết này có hiệu quả
hơn nhiều. Những điều tinh tế nhất trong nghệ thuật sống không nên được
truyền đạt giống như cách ta dùng một chiếc búa tạ.
Khi bị trẻ ngắt lời, người lớn thường phản ứng một cách giận dữ: “Con đừng
thô lỗ thế. Ngắt lời người khác là bất lịch sự đấy.” Tuy nhiên, ngắt lời chính
người đang ngắt lời mình cũng là bất lịch sự. Cha mẹ không nên tỏ ra thô lỗ
khi ép trẻ thực hiện phép lịch sự. Tốt hơn, chúng ta nói: “Bố mẹ muốn nói nốt
câu chuyện đã.”
Nói với trẻ rằng chúng thật thô lỗ là một điều không nên. Ngược với mong
muốn của người lớn, việc đó sẽ không khiến trẻ tỏ ra lịch sự hơn. Điều nguy
hiểm ở đây là trẻ sẽ tiếp nhận đánh giá của chúng ta và biến nó thành một
phần hình ảnh về bản thân. Một khi nghĩ rằng mình là người thô lỗ, chúng sẽ
tiếp tục sống với cái bóng đó. Một cách tự nhiên, những đứa trẻ thô lỗ sẽ cư
xử một cách thô lỗ.
Lên án gay gắt hay vẽ ra những viễn cảnh u ám về hậu quả của những việc trẻ
làm cũng sẽ không giúp ích gì cho trẻ. Sử dụng những từ ngữ, lời nói đơn
70