“Tại sao con không thể để mẹ yên được thế?”
Thay vì đặt những câu hỏi tu từ không thể tìm ra lời đáp, chúng ta có thể đưa
ra những lời khẳng định đầy tình cảm:
“John rất vui nếu con chia sẻ đồ chơi với bạn ấy.”
“Có một số thứ thật là khó nhớ.”
“Mẹ rất lo lắng mỗi lần con muộn giờ.”
“Con có thể làm gì để sắp xếp công việc của mình?”
“Con có rất nhiều ý tưởng đấy.”
Ăn trộm: Bài học về quyền sở hữu đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn
Trẻ mang về nhà những thứ không thuộc về chúng là chuyện chúng ta vẫn
thường thấy. Khi “kẻ trộm” bị phát hiện, điều quan trọng là tránh không quở
mắng nặng lời và làm tổn thương trẻ. Trẻ cần được dẫn dắt vào con đường
đúng đắn cùng với phẩm giá và lòng tự trọng. Cha mẹ có thể nói một cách
bình tĩnh và cương quyết: “Món đồ chơi đó không phải của con. Nó cần phải
được trả lại.” Hoặc, “Bố mẹ biết con muốn giữ khẩu súng, nhưng Jimmy
muốn nó được trả lại cho cậu ấy.”
Khi trẻ “ăn trộm” kẹo và bỏ vào túi, tốt nhất ta nên đối diện với trẻ và không
thể hiện cảm xúc của mình: “Con muốn giữ thanh kẹo mà con đã bỏ vào túi
bên trái, nhưng nó phải được để lại lên giá.” Nếu đứa trẻ chối cãi, chúng ta
hướng thẳng vào trẻ và nhắc lại: “Mẹ muốn con trả thanh sôcôla lại vào giá.”
Nếu trẻ từ chối không thực hiện, chúng ta lấy kẹo ra khỏi túi trẻ và nói: “Nó
là của cửa hàng. Nó phải ở lại đây con ạ.”
Câu hỏi sai lầm và lời khẳng định đúng đắn. Khi chắc chắn là trẻ đã lấy trộm
tiền trong ví của mình, chúng ta không nên hỏi mà nên nói thẳng với trẻ:
“Con đã lấy tiền trong ví của bố mẹ. Bố mẹ muốn tiền đó được trả lại.” Khi
tiền được trả lại, hãy nói với trẻ: “Khi nào con cần tiền, hãy hỏi bố mẹ và
chúng ta sẽ bàn về việc đó.” Nếu trẻ chối cãi, chúng ta không nên tranh luận
hay cầu xin trẻ thú nhận, chỉ nên nói: “Con biết là bố mẹ biết. Tiền đó cần
phải được trả lại.” Nếu trẻ đã tiêu hết số tiền, chúng ta nên tập trung chỉ ra
68