Dọa nạt và la mắng là những phương pháp khá phổ biến vì chúng khiến cha
mẹ tin rằng điều gì đó sẽ được thực hiện. Trên thực tế, những lời mắng mỏ
như vậy không chỉ vô dụng mà còn có hại cho trẻ. Chúng chỉ tạo ra một bầu
không khí kích động, một người cha hay người mẹ cáu kỉnh và một đứa trẻ
tức tối.
Một lá thư của nhà trường được gửi đến gia đình. Kết quả học tập của cậu bé
Ivan, 14 tuổi, đã bị tụt lại phía sau. Thông thường, phản ứng đầu tiên của cha
cậu là gọi con trai tới, cho cậu bé một trận xỉ vả và tiếp theo là trừng phạt:
“Nghe đây, con trai, từ giờ trở đi con sẽ phải làm bài tập về nhà hàng ngày, kể
cả cuối tuần và ngày nghỉ lễ. Không phim ảnh, không tivi, không chơi game
và không được tới chơi nhà bạn bè. Ta sẽ đích thân kiểm tra xem con có bắt
tay vào việc hay không.”
Những lời trên đã được thốt ra rất nhiều lần trước đó. Kết quả luôn là một ông
bố đầy tức giận và một cậu con trai ngang ngạnh. Gây áp lực chỉ làm gia tăng
sự chống đối của Ivan. Cậu bé đã trở thành chuyên gia trong việc trốn tránh
và che giấu.
Nhưng lần này, cha của Ivan đã tránh không đe dọa và trừng phạt cậu bé.
Thay vào đó, anh kêu gọi lòng tự trọng của con trai. Anh cho Ivan xem lá thư
của thầy giáo cậu và nói: “Con trai, chúng ta mong muốn con làm tốt hơn, để
trở thành người hiểu biết và có kiến thức. Thế giới cần những người có năng
lực. Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần tìm ra giải pháp, con có thể góp phần vào
việc đó.”
Ivan thực sự lắng nghe giọng điệu và những lời nói của cha, cậu trả lời: “Con
hứa sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.”
Nhiều đứa trẻ rất có năng lực nhưng lại lười làm bài tập về nhà và không đạt
thành tích cao ở trường, điều đó giống như một cuộc nổi loạn vô thức của trẻ
nhằm chống lại tham vọng của cha mẹ. Để phát triển và trưởng thành, trẻ cần
có ý thức về cá nhân và sự độc lập khỏi cha mẹ. Khi cha mẹ quá quan tâm tới
thành tích học tập của con cái, quyền tự chủ của chúng sẽ bị đe dọa. Nếu bài
tập về nhà và điểm số cao trở thành những viên kim cương trên chiếc vương
90